Cá ngừ sang Nhật

Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.

cá ngừ
Chuyên gia thủy sản Nhật Bản kiểm tra chất lượng CNĐD tại cảng Cá Quy Nhơn

Đoàn công tác Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai dẫn đầu cùng các ngành chức năng của tỉnh Bình Định vừa có buổi họp bàn biện pháp thực diện dự án Khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.

Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.  JICA giao cho Tập đoàn Kato Hitoshi thực hiện dự án này và Sở NN-PTNT Bình Định là đơn vị trực tiếp tổ chức tiến hành.

Về kỹ thuật, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá cho Bình Định và sẽ tổ chức việc vận chuyển sản phẩm sang Nhật Bản bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Bình Định sẽ tiếp nhận thiết bị tại TP.HCM và chịu các loại phí bảo hiểm, thuế.

Các chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD cho cán bộ và ngư dân tham gia dự án. Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia 3 chuyến khảo sát đánh bắt vào tháng 12/2015. Sang tháng 1/2016 tiến hành xuất khẩu CNĐD sang Nhật...

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai thống nhất nội dung, kết quả làm việc giữa các sở, ngành của tỉnh và Tập đoàn Kato Hitoshi về việc thực hiện dự án. Ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, mới đây ông đã có buổi diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước rất quan tâm và ủng hộ dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định.

Theo kế hoạch, trong tháng 9 Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho Bình Định tại TP.HCM, sau đó các chuyên gia thủy sản của Nhật sẽ phối hợp với ngành chức năng của Bình Định lắp đặt thiết bị cho các tàu cá của ngư dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này.

“Bình Định sẽ tổ chức lễ tiếp nhận các bộ thiết bị câu CNĐD và lễ xuất quân mở biển đánh bắt trong tháng 9. Tôi tin tưởng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên, dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định sẽ thành công”, bà Hà nói.

Nông Nghiệp Việt Nam, 30/06/2015
Đăng ngày 01/07/2015
Vũ Đình
Chế biến

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 02:06 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:06 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 02:06 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 02:06 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 02:06 28/04/2024