Cá ngừ thua lỗ

Mặc dù thời điểm này đang là vụ chính đánh bắt cá ngừ ở Phú Yên, song hầu hết các chủ tàu đánh bắt xa bờ buộc phải chuyển hướng làm ăn.

chuyến biển
Tàu anh Phan Thanh Vũ đi đánh bắt 2 chuyến biển cá ngừ đều không có lãi

Chúng tôi có mặt tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa. Vào những ngày này, ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương lần lượt cập cảng sau khoảng 1 tháng vươn khơi. Đây là chuyến biển thứ 2 của ngư dân cập cảng trong vụ đánh bắt cá ngừ năm 2015.

Ông Phan Thanh Vũ, ở phường 6, thuyền trưởng tàu PY 96319TS, một tàu đánh bắt cá ngừ có thâm niên vừa cập cảng cho biết, đánh bắt cá ngừ là nghề truyền thống của ngư dân Phú Yên, nhưng chưa năm nào lại gặp khó như năm nay.

Đang vụ chính nhưng sản lượng thấp, mỗi tàu chỉ đánh bắt được từ 600kg-1 tấn. Trong khi chi phí tăng cao, mỗi tàu hao tổn từ 140-180 triệu đồng/chuyến, giá cả thu mua lại thấp khiến thua lỗ.

“Như tàu tôi có 10 thuyền viên. Chuyến biển đầu năm 2015 đánh bắt khá hơn nhiều tàu khác được 1,5 tấn, thế nhưng do bán giá thấp 120 ngàn đồng/kg, nên sau khi trừ tất cả chi phí tàu tôi không có lãi mấy.

Còn chuyến biển này tàu tôi đi từ ngày 19/2 âm lịch cập cảng vào ngày 20/3, cân được 800kg cá ngừ, bán với giá 130 ngàn đồng/kg, trừ chi phí lỗ gần 40 triệu đồng. Do đánh bắt 2 chuyến biển không có lãi nên đời sống bạn thuyền hiện nay rất khó khăn”, ông Vũ than vãn.

Cùng cảnh ngộ, chủ tàu PY 92305TS của ngư dân Lê Văn Giúp, người cùng phường cũng vừa cập cảng đánh bắt được 15 con cá ngừ, tương đương 6,5 tạ, bán với giá từ 125-130 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lỗ gần 100 triệu đồng.

Gặp chúng tôi, giọng ông Giúp buồn hẳn: “Năm nay dường như luồng cá ngừ thưa hơn mọi năm nên các tàu đánh bắt sản lượng thấp. Tàu tôi đi nhiều ngư trường như Trường Sa, Hoàng Sa… kéo dài 1 tháng 5 ngày, hao tổn gần 180 triệu đồng, nhưng đánh bắt được hơn 6 tạ cá, thu chẳng đủ bù chi.

Sau chuyến biển này tôi dự định vay vốn chuyển nghề sang lưới chuồn như các tàu khác để bạn tàu kiếm sống thôi”.

Đánh bắt cá ngừ thua lỗ nên nhiều tàu đã chuyển sang nghề lưới chuồn. Bởi theo các chủ tàu, so với chuyến đánh bắt cá ngừ kéo dài hơn 1 tháng, đi lưới chuồn chỉ cần khoảng 20 ngày. Nhờ vậy chi phí chuyến biển thấp hơn, chỉ dao động từ 60-70 triệu đồng/chuyến.

Mặt khác ngư trường đánh bắt nghề lưới chuồn dồi dào, giá cá chuồn luôn ổn định ở mức từ 19-20 ngàn đồng/kg, ra khơi là có lãi.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp, chủ tàu cá PY-96572, một chủ tàu đánh bắt cá ngừ nay chuyển sang nghề lưới chuồn cho biết: “Hiện nay mỗi chuyến biển đi lưới chuồn tàu tôi đánh bắt được từ 9-10 tấn, trừ chi phí tàu lãi khoảng 100 triệu đồng, chia bạn tàu mỗi người từ 8-10 triệu đồng/người.

Nhờ chuyển qua nghề lưới chuồn hơn 2 tháng nay, nên đời sống bạn tàu có thu nhập ổn định hơn”.

Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết, đến nay có khoảng 80% trong tổng số 600 tàu cá xa bờ của tỉnh Phú Yên đã chuyển hẳn sang lưới chuồn; 15% số tàu vừa câu cá ngừ vừa lưới chuồn và chỉ 5% số tàu đang tiếp tục bám biển với nghề câu cá ngừ.

Riêng tại phường 6, trong số 180 tàu đánh bắt xa bờ, hiện đã có 120 chiếc chuyển hẳn sang lưới chuồn. Việc ngư dân chuyển hướng làm ăn nhằm đa dạng hóa sản phẩm, ổn định thu nhập, giúp ngư dân yên tâm bám biển đang được tỉnh khuyến khích.

 "Hiện nay các tàu chuyển hướng làm ăn đều hoạt động có hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các tàu sau khi cập cảng bán cá đều tiếp tục vươn khơi bám biển", ông Thuẫn cho biết.

Báo Nông nghiệp VN, 13/05/2015
Đăng ngày 14/05/2015
Kim Sơ
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 23:48 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 23:48 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 23:48 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 23:48 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 24/04/2025
Some text some message..