Cá nhà táng bị thương dạt vào biển Quy Nhơn.

Sáng ngày 22.02 tại khu vực biển Xuân Diệu, TP Quy Nhơn (đoạn cuối đường Lê Lợi) xuất hiện một con cá lớn mình đầy thương tích dạt vào bờ .

Cá nhà táng
Đội cứu hộ cùng ngư dân di chuyển cá ra biển. Ảnh: Ái Trinh

Là một trong những người phát hiện cá đầu tiên, ông Phạm Văn Hạnh, 45 tuổi ở khu vực 2, phường Xuân Diệu cho biết vào lúc 6 h sáng, người dân đi tắm  biển phát hiện một con cá lớn dài khoảng 2,5 m, nặng từ 2 đến 2,5 tạ đang bơi gần bờ. Đến 7 giờ sáng thì cá tấp vào bờ. Qua quan sát cá bị thương xây sát rất nặng ở phần đầu và phần bụng. Người dân đã cùng nhau hỗ trợ đưa cá ra vùng nước sâu, nhưng một lúc sau cá lại bơi vào bờ.

Cá nhà tángCá Nhà táng bị xây sát nhiều khi dạt vào bờ. Ảnh: Ái Trinh

Nhận được tin vào từ người dân, ngay lập tức Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 1 ( thuộc Phòng Cảnh sát PCCS và CNCH tỉnh Bình Định), Lãnh đạo Chi cục Thủy sản và Phòng Kinh tế thành phố đã có mặt kịp thời để cứu hộ cá trở về biển.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết qua quan sát phần đầu, đuôi và vây lưng  thì đây là cá nhà táng nhỏ Kogia breviceps thuộc họ cá voi. 

Hiện cá đang bị thương, vào bờ cá sẽ bị mất lượng dần oxy, bị đuối sức và chết. Loài này khi cơ thể mệt mỏi và đi vào bờ, thì định hướng của nó lúc nào cũng đi vào bờ, vì vậy Chi cục đã liên hệ với ngư dân hỗ trợ thuyền cùng Đội cứu hộ của thành phố để nhanh chóng đưa cá ra vùng biển sâu, càng xa càng sâu càng tốt, tại vị trí Phao số 0 có độ sâu khoảng mười mấy thước, để cá phục hồi sức khỏe và định hướng bơi ra ngoài sâu trở lại.

Đội cứu hộĐội cứu hộ đang ổn định và chăm sóc sức khỏe cho cá. Ảnh: Ái Trinh

Ông Nguyễn Văn Mạo, 72 tuổi là ngư dân phường Hải Cảng, thành viên ban cung phụng lăng ông Nam Hải cho biết mọi năm gặp trường hợp cá Ông dạt vào bờ và chết thì ngư dân đem Ông qua bên Hải Giang và Bãi Cơm Trần Hưng Đạo để đi táng. Sau hai đến ba năm thì lấy cốt đem về lăng ông Nam Hải để thờ cúng. 

Hiện lăng Nam Hải trước tòa án thành phố có 140 cốt cá Ông. Nhưng bây giờ “Ông” có lị vào đây thì không có chỗ nào táng được, bà con rất là khó khăn. Vì vậy chúng tôi đề xuất thành phố hỗ trợ để khi có cá Ông tử dạt vào bờ thì có chỗ đất để táng Ông.

Ông Vũ Long, Chuyên gia Trung tâm bảo tồn động vật và loài nguy cấp ( CBES) cho biết thú biển là các động vật có vú sống và lấy 98% lượng thức ăn môi trường đại dương, bao gồm cá heo, cá voi, cá nược, cá cúi (dugong)... Chúng bị dạt vào bờ có rất nhiều nguyên nhân, bị va chạm hoặc bị mắc cạn và bãi đá rồi bị sóng đánh trầy xướt hoặc bị bệnh do nuốt hoặc ăn phải rác thải nhựa... Khi gặp thú biển bị mắc cạn cần huy động sự trợ giúp, thành lập nhóm phản ứng nhanh, phân chia nhiệm vụ, theo dõi các tình trạng, ổn định chăm sóc và di chuyển, tìm nơi thả thích hợp để thả về tự nhiên. 

Lưu ý không để nước, cát rớt vào lỗ thở trên đỉnh đầu vì lỗ thở này dẫn thẳng với phổi, không đứng trước mặt con vật, không nắm vây bên và vây đuôi để kéo vì có thể làm gãy xương gây tàn phế và liên hệ hotline: 0862422086 để được hỗ trợ về chuyên môn.

Đăng ngày 23/02/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 16:40 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:40 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 16:40 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 16:40 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 16:40 27/04/2024