Cá nhỏ, sóng lớn

Từ đại gia của ngành thủy sản, mới đây nhất, Cty CP Thủy sản Phương Nam đành bàn giao lại tài sản để ngân hàng trả nợ.

thủy sản phương nam
Phương Nam từng là DN uy tín ở Sóc Trăng, nằm trong top 10 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước

Từng là DN uy tín ở Sóc Trăng, nằm trong top 10 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, Cty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam giờ đây đang phải trông cậy vào ngân hàng để xử lý nợ nần.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep), năm 2011 Cty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 74 triệu USD. Với con số này, Phương Nam được xếp thứ 9 trong top 10 DN thủy sản xuất khẩu tiêu biểu năm 2011.

Câu chuyện nợ nần của Phương Nam và Cty con được biết đến khi các chủ nợ và đối tác tụ họp tại trụ sở Cty bàn phương án tái cơ cấu, giao tài sản cho ngân hàng tiếp quản. Tại đây, lãnh đạo Cty thừa nhận đang nợ ngân hàng 170 tỉ đồng, nợ đối tác 30 tỉ đồng. Cty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng tái cơ cấu Cty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để Cty hoạt động hiệu quả trở lại.

Theo dữ liệu thống kê trên 2 sàn niêm yết HoSE, HNX cho thấy 20 DN  thủy sản niêm yết trên sàn đều có lợi nhuận giảm mạnh so với năm 2011. Bốn  DN  duy nhất còn là CMX (Cty CP Chế biến XNK Cà Mau), SJ1 (Cty CP Thủy sản số 1), ANV (Cty CP Nam Việt) và VNH (Cty CP Thủy hải sản Việt Nhật) có bức tranh kinh doanh tương đối sáng sủa hơn nhưng chỉ có  2 DN là CMX và SJ1 đạt 50% kế hoạch năm.

Riêng FMC (Cty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta) lỗ 22,5 tỉ đồng  và FBT (Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre) là 60,5 tỉ đồng, đây là hai DN hoạt động kinh doanh đang  chìm trong thua lỗ  do lượng hàng tồn kho lớn. Đặc biệt là FBT, chỉ số hàng tồn kho cao gấp 4 lần so với năm ngoái. Theo giải trình của FBT, sở dĩ lượng hàng tồn kho cao là do tôm giá rẻ nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ cạnh tranh với tôm nuôi trong nước đã làm doanh thu của Cty sụt giảm mạnh.

Tính đến phiên giao dịch ngày 26/9, giá cổ phiếu của FMC chỉ còn 9.900 đồng/CP với 600 CP được chuyển nhượng, FBT còn 8.700 đồng/CP với khối lượng chưa đến 50 CP được giao dịch.

Tiếp đó là ACL (Cty CP Thủy sản Cửu Long - An Giang) được coi là DN có lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất, tới 78% , rơi từ mức 71 tỉ đồng xuống còn 15,5 tỉ đồng. Theo giải trình từ phía Cty, nguyên nhân  chính là do sức mua giảm trong khi các loại chi phí đều tăng. Tính đến phiên ngày 26/9 cổ phiếu của ACL chỉ còn 14.400 đồng/CP sau khi rơi một mạch từ 30.000 đồng/CP.

Theo báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm, ICF (Cty CP đầu tư Thương mại  Thủy sản) lãi 268 triệu đồng, trong khi đó kế hoạch cả năm là 16 tỉ đồng. Doanh thu ICF giảm mạnh do chi phí tăng, nhất là lãi vay ngân hàng. Được biết, 6 tháng đầu năm ICF phải chịu 6,6 tỉ đồng chi phí lãi vay ngân hàng khiến hoạt động tài chính âm 6 tỉ đồng. Hiện Cty còn 164 tỉ đồng nợ vay ngắn hạn, chiếm 77% nợ phải trả.

Khó khăn không chỉ đến với cổ phiếu của các DN thủy sản nhỏ mà ngay cả những DN lớn như VHC (Cty CP Vĩnh Hoàn), MPC (Cty CP Thủy sản tập đoàn Minh Phú), HVG (Cty CP Hùng Vương), AGD (Cty CP Gò Đăng) và AGF (Cty CP XNK Thủy sản An Giang) đều lâm vào tình trạng doanh thu lợi nhuận sụt giảm.

DN lớn niêm yết trên sàn HoSE là MPC (Cty CP Tập đoàn Minh Phú) gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư khi lần đầu tiên báo lỗ.  Dù mức lỗ chỉ gần 2 tỉ đồng, nhưng con số này cũng đã kéo lợi nhuận của 6 tháng xuống 62 tỉ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ và chỉ bằng 8% kế hoạch (715 tỉ đồng). Hàng tồn kho của MPC cũng tăng 84%, nợ vay ngắn hạn chiếm 62% trong nợ phải trả. Theo lý giải của MPC, Cty bị lỗ trong quý 2 do chi phí lãi vay tăng 74 tỉ đồng. Giá cổ phiếu của MPC ngày 26/9  chỉ còn 36.400 đồng/CP.

Cùng với đà rơi của thị trường và nhóm cổ phiếu của các ngành khoáng sản, bất động sản, xây dựng, hiện cổ phiếu của ngành cá tra cũng gần đội sổ trên sàn chứng khoán tập trung.  Theo Vasep, năm 2012 là một năm rất khó khăn và đầy “sóng” của ngành cá tra. Hy vọng gói hỗ trợ  9.000 tỉ đồng của Chính phủ dành cho DN và hộ nuôi cá tra được giải ngân, sẽ là động lực để ngành này vượt qua cơn bĩ cực.

Diễn đàn doanh nghiệp
Đăng ngày 02/10/2012
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:48 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:48 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:48 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:48 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:48 27/11/2024
Some text some message..