Cá nóc đốm xanh - Loài cá "nhọ" nhất quả đất

Cá nóc đốm xanh là một trong số những loài cá cảnh được nhiều người “săn đón”. Ngoài hình dáng đáng yêu, màu sắc độc đáo, loài cá này còn đang che giấu những sự thật nào? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Cá nóc đốm xanh
Cá nóc đốm xanh

Cá nóc đốm xanh - Một loài cá thú vị

Cá nóc đốm xanh (tên khoa học là Dichotomyctere nigroviridis, Marion de Procé, 1822) và có một số tên gọi khác như cá dạ quang, cá nóc da beo hay cá nóc Miến Điện (Burmese puffer). 

Về hình dáng bên ngoài, chúng có thân hình tròn trịa, đôi mắt to hơi lồi, miệng nhỏ và có một ít gai nhỏ. Đa phần cá nóc đốm xanh đều sở hữu hai màu chủ đạo, đó là màu màu xanh lá đậm ở thân trên và màu trắng kem ở thân dưới.  

Thức ăn chủ yếu ở môi trường tự nhiên của loài cá này là những loài động vật thân mềm, động vật giáp xác và một số loài thực vật khác. 

Đây là một trong những loài cá nóc bản địa của châu Á. Chúng có độ phân bố khá rộng khắp trải từ châu Phi đến châu Á.  

Ở Việt Nam, cá nóc đốm xanh thường được tìm thấy tại sông, kênh rạch nằm ở những vùng biển, ven biển, rừng ngập mặn và cả những rạn đá gần bờ. Hầu hết những con cá nóc đốm xanh được bày bán ở cửa hàng cá cảnh đều được đánh bắt từ môi trường tự nhiên. 

Cá nóc đốm xanhCá nóc đốm xanh mang chất độc nguy hiểm. Ảnh: www.aquariadise.com

Cá nóc đốm xanh thuộc những loài cá rộng muối (euryhaline) giống như cá hồi, cá chình, cá ong, cá dìa,... Nói rõ hơn về thuật ngữ này, “rộng muối” dùng để chỉ những loài cá có mang và thận vừa có khả năng lọc muối, vừa có thể giữ lại muối. Do đó, thận của chúng phát triển hơn cá biển nhưng lại kém phát triển hơn cá nước ngọt. 

Cụ thể, trong vòng đời của cá nóc đốm xanh, giai đoạn đầu chúng sống ở nước ngọt; khoảng thời gian sau chúng sẽ di cư đến những khu vực nước mặn. 

Giống như cơ chế trao đổi chất của những loài cá da trơn nói chung, cá nóc đốm xanh cũng thực hiện trao đổi chất qua da một phần. Cũng vì lý do này, chúng luôn có sự nhạy cảm nhất định với môi trường sống cũng như gặp phải vấn đề thất thoát lượng muối khoáng đáng kể qua da.  

Trong trường hợp điều kiện sống được đảm bảo, loài cá này có tuổi thọ lên đến 15 năm và đạt chiều dài xấp xỉ 16cm (6 inch). 

Loài cá độc lạ thuộc về cả nước ngọt và nước mặn

Có một sự thật rằng loài cá nóc da beo này được tìm thấy ở rất nhiều tiệm cá nước ngọt và được người ta quảng cáo rầm rộ, nhưng phần lớn chúng sẽ chết trong tiệm hoặc trong tay người nuôi dù đã được quảng cáo là "rất dễ nuôi". Vì sao lại như vậy?

Bởi chúng có khả năng sống ở nhiều môi trường nước khác nhau qua từng giai đoạn sống. Lúc sinh ra thì sống ở nước ngọt, ở độ tuổi vị thành niên thì lại ra vùng nước lợ, lúc trưởng thành thì lại ra các khu vực biển gần bờ để sống, sau đó quay lại vùng nước ngọt để sinh sản và lại quay về vùng nước mặn.

Khi biết đến việc cá nóc đốm xanh là loài rộng muối, không ít người sẽ nghĩ đây là một loài cá có khả năng thích nghi tốt. Chính vì không thuộc một môi trường sống cố định nào nên cá nóc đốm xanh thường xuyên phải đối mặt với một số vấn đề về việc tích trữ muối khoáng.

Trong quá trình đó, nếu lượng muối khoáng trong cơ thể của cá nóc đốm xanh không còn đáp ứng đủ để duy trì sự sống, chúng sẽ chết. Do đó, khi thả nuôi, người nuôi cần hết sức quan tâm đến việc bổ sung muối khoáng cho chúng. 

Một đặc điểm quan trọng của cá nóc đốm xanh mà người nuôi cần lưu ý đó là chúng là một loài cá khá hung dữ. Trường hợp thả nuôi cá nóc đốm xanh cùng những loại cá khác sẽ dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh, xâm lấn lãnh thổ cũng như thức ăn giữa chúng. Với bộ răng sắc nhọn, cá nóc đốm xanh thậm chí có thể cắn vỡ đối thủ. 

Cá nóc đốm xanhCá nóc đốm xanh có ngoại hình rất dễ thương. Ảnh: www.aquariadise.com

Như mọi loài cá nóc khác, cá nóc da beo sở hữu chất độc tetrodotoxin (TTX) trong da và hầu hết nội tạng. Dù được xử lý hay chế biến như thế nào, chất độc này vẫn không biến mất. Nếu nuốt phải độc tố này, người bị ngộ độc sẽ gặp một số triệu chứng như: tê bì mặt và chân tay, tê liệt cơ toàn thân, liệt cơ hô hấp gây ngưng thở,... kéo theo đó là buồn nôn, đau bụng, đau họng, co giật, và cuối cùng là tử vong nếu không kịp thời có những biện pháp sơ cứu hoặc đưa đến bệnh viện kịp thời. 

Tựu lại, cá nóc đốm xanh là loài cá đang rất cần đến sự chung tay bảo vệ của cộng đồng, đặc biệt là những người có thú nuôi cá cảnh. Vì với vẻ ngoài đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình mà loài cá nóc này đang bị đánh bắt và thả nuôi tràn lan.

Mong rằng khi mọi người đọc bài viết sẽ có thêm thông tin về loài cá dễ thương này, để không còn tình trạng khai thác và nuôi nhốt một cách vô trách nhiệm nữa. Hơn hết, là để ngắm nhìn những chú cá nóc xinh đẹp và khỏe mạnh trong môi trường, chúng ta cần có một số hiểu biết căn bản về đặc điểm sinh học của loài cá này.

Tham khảo: Facebook

Đăng ngày 22/11/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 09:22 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:22 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:22 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:22 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:22 25/11/2024
Some text some message..