Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

dập dịch tôm

Sóc Trăng trước đây là điểm nóng tôm nuôi bị thiệt hại trong năm 2014, chiếm trên 50% tổng diện tích bị thiệt hại của cả nước. Do đó, năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan của tỉnh Sóc Trăng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, đến nay, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại tỉnh này chỉ bằng khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó diện tích nuôi tôm bị bệnh chỉ bằng 32%.      

Cục Thú y dự báo, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và bị bệnh đang có chiều hướng tăng mạnh và sẽ tăng cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 sau đó giảm dần. Do đó, từ nay đến cuối năm, Cục Thú y tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại Sóc Trăng. Đồng thời, tổ chức rà soát, rút kinh nghiệm và phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm tại các tỉnh khác, nhất là các tỉnh có diện tích bị thiệt hại lớn như Bạc Liêu.     

Cùng với việc tăng cường cho hệ thống thú y cơ sở về công tác thú y thủy sản; tập huấn nâng cao năng lực về bệnh và các biện pháp phòng, chống, Cục Thú y cũng hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất cho mục đích xuất khẩu áp dụng nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Cục Thú y cho biết, Cục sẽ hướng dẫn các địa phương tổ chức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; trước mắt tập trung vào các cơ sở sản xuất tôm giống.      

Từ cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các hội nghị và ban hành các văn bản chỉ đạo và quán triệt tinh thần chủ động phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ, năm 2015 đã có 45 tỉnh, thành phố có kế hoạch và bố trí kinh phí gần 50 tỷ đồng nên các biện pháp phòng, chống từng bước có hiệu quả.   

Đặc biệt, các địa phương chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y quản lý nên đã từng bước huy động lực lượng và các nguồn lực của thú y trên cạn cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn những địa phương chưa thực hiện công tác này như Trà Vinh nên đến thời điểm hiện nay là tỉnh có diện tích thiệt hại lớn nhất cả nước.      

Bên cạnh đó, công tác chủ động giám sát dịch bệnh đối với bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nước lợ đã được ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp với 8 tỉnh là Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng. Kết quả đã phát hiện thức ăn tươi sống như con dời – giun nhiều tơ, hàu, mực… là nguyên nhân dẫn đến các loại mầm bệnh như bệnh hoại tử gan tụy cấp xâm nhiễm vào cơ sở sản xuất tôm giống. Tại Ninh Thuận có đến 90% cơ sở sản xuất tôm giống và khoảng 50% cơ sở tại Bình Thuận có kết quả dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp; các tỉnh nuôi tôm thương phẩm đang tiếp tục giám sát các bệnh này./.              
 

Khuyến Nông Việt Nam, 19/06/2015
Đăng ngày 20/06/2015
TTXVN
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 23:40 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 23:40 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 23:40 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 23:40 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 23:40 07/11/2024
Some text some message..