Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
Tôm bị nhiễm EHP, ruột lỏng phân nát. Ảnh: mybinh.com

Bệnh này sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong không cao tôm vẫn ăn bình thường nhưng không phát triển. Điều này làm giảm giá trị của tôm và tăng chi phí đầu tư.

Bệnh EHP bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015. Theo Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP đang là một trong những căn bệnh ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm.

EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm nuôi còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức miễn dịch, sức đề kháng. Mặc dù tôm nhiễm EHP không gây ra hiện tượng chết hàng loạt, tuy nhiên làm giảm năng suất nuôi, gây thiệt hại về kinh tế.

Kiểm tra tôm
Kiểm tra vi bào tử trùng. Ảnh: thuysantoancau.com

Để hạn chế ảnh hưởng của EHP, giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả nuôi trồng, cơ quan quản lý, các cơ sở nuôi cần lưu ý một số nội dung như sau:

- Đối với cơ quan quản lý thủy sản:

+ Tăng cường giám sát tác nhân gây bệnh trên tôm để có biện pháp khuyến cáo, chỉ đạo vụ nuôi, nhất là đối với tác nhân EHP.

+ Phối hợp cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống đảm bảo nguồn giống sạch bệnh phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo.

- Đối với các cơ sở nuôi:

+ Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp quản lý an toàn sinh học, kiểm tra tôm nuôi, nguồn thức ăn, và tiến hành xét nghiệm mẫu khi tôm có dấu hiệu nhiễm EHP để xử lý kịp thời. Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch, vi lượng, đa lượng vào thức ăn để hỗ trợ tôm phát triển.

+ Đối với các ao nuôi có phát hiện nhiễm EHP: Không xả thải nước nuôi và tôm bệnh ra ngoài môi trường. Căn cứ kích cỡ tôm nuôi và tình hình thực tế để quyết định phương án xử lý tôm nuôi phù hợp.

+ Đối với các ao nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi mới: Chuẩn bị ao nuôi theo quy trình xử lý nước nghiêm ngặt. Tiến hành khử trùng, phơi đáy ao, hạn chế mầm bệnh.

+ Đối với nguồn tôm giống: Sử dụng nguồn tôm giống đã được kiểm tra và không nhiễm các tác nhân gây bệnh (EHP, AHPND, IHHNV, WSSV...).

Vì vậy chính quyền địa phương cơ quan và cơ sở nuôi trồng thủy sản khẩn trương tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn trên để đảm bảo an toàn cho ngành nuôi tôm nước lợ, đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế.

Đăng ngày 21/10/2024
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 08:56 10/12/2024

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 08:56 10/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 08:56 10/12/2024

Vai trò của đuôi tôm trong di chuyển và tự vệ

Đuôi tôm, tuy nhỏ bé, lại là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của loài tôm. Không chỉ giúp tôm di chuyển linh hoạt trong nước, đuôi còn là công cụ giúp chúng tự vệ, giao tiếp, và thực hiện nhiều chức năng khác trong đời sống.

Tôm thẻ
• 08:56 10/12/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 08:56 10/12/2024
Some text some message..