Cá nuôi là nguồn cung cấp hay tiêu thụ chính omega-3?

Cá và sản phẩm hải sản mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dung về mặt sức khỏe. Tác dụng này có liên quan đặc biệt đến giá trị của acid béo dạng chuỗi dài EPA và DHA (Eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA)), hầu như chỉ tìm thấy trong các dạng thực phẩm có nguồn gốc từ môi trường thủy sinh.

cá và omega 3
Ảnh minh họa

Cuộc hội đàm gần đây của các chuyên gia FAO/WHO (chương trình hội đàm chung về những rủi ro và những lợi ích của việc tiêu dùng cá (2011), thông tin tại: www.fao.org/docrep/014/ba0136e/ba0136e00.pdf) chứng minh rằng những sản phụ ăn cá trong quá trình mang thai sẽ giúp cho trẻ tránh được nguy cơ về vấn đề trí não hơn những sản phụ không ăn cá. Nhiều thông tin quan trọng đã chỉ ra rằng ăn cá, đặc biệt là dầu cá sẽ làm giảm (đến 36%) nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch vành (Coronary heart diseases (CHD), một loại bệnh đang gia tăng ở các nước đang phát triển. Một lượng chỉ với 250mg EPD+ DHA mỗi ngày dành cho người trưởng thành đã có tác dụng tối ưu trong việc chống lại các bệnh tim mạch. Ở trẻ em, nhu cầu chỉ cần 150mg, giúp trẻ phát triển não bộ một cách tốt nhất. DHA còn có khả năng hạn chế được bệnh rối loạn trí não (hay còn gọi là bệnh tâm thần). Các số liệu gần đây cho thấy, bệnh tâm thần đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Chi phí điều trị bệnh này hiện nay cao hơn nhiều so với chi phí trị liệu cho các bệnh tim mạch và ung thư.

Cũng như con người, cá cần cung cấp đầy đủ lượng EPA và DHA. Trong môi trường biển, tảo là nguồn cung cấp chính omega-3 cho cá. Cá nước ngọt có thể kéo chuỗi acid béo mạch ngắn thành các dạng chuỗi acid béo mạch dài (EPA và DHA). Do vậy, cá nuôi, đặc biệt là cá biển rất cần cung cấp đủ lượng EPA+ DHA để có thể phát triển và mang lại lợi ích cho sức khỏe con người như cá ngoài tự nhiên. Trong thực tế, có khoảng 80% dầu cá được tiêu thụ trong thức ăn của các loài thủy sản. Tuy nhiên, lượng dầu cá sử dụng trong nuôi trồng thủy sản lại giảm khi ngành nghề này tăng lên, do con người cũng rất cần sử dụng nguồn acid béo thiết yếu này.

Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn lượng acid béo thiết yếu EPA+ DHA mà nuôi trồng thủy sản đã tiêu thụ. Lượng dầu cá sản xuất trên toàn thế giới là khoảng 1triệu tấn/năm và dự kiến sẽ không tăng. Mỗi năm có khoảng 800.000 tấn dầu cá tinh khiết được sử dụng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Lượng EPA+DHA trong dầu cá thường chiếm 15- 25%, vì vậy trung bình khoảng 20% dầu cá, chúng ta sẽ có 160.000 tấn EPA+ DHA làm thức ăn cho cá. Ngoài ra, bột cá cũng cung cấp 50.000 tấn EPA+ DHA (3,1 triệu tấn bột cá thì có khoảng 8% dầu cá) (Hình 1).

Hình 1: Năm 2009, 81% được sủ dụng trong Nuôi trồng thủy sản. Mặc dù sản phẩm nuôi trồng thủy sản tăng lên nhưng lượng dầu cá vẫn tiếp tục giảm (IFFO/FAO, 2010)

Hiện tại, ước tính nuôi trồng thủy sản tiêu thụ gần 210.000 tấn EPA+ DHA cho cá biển. Cá hồi chỉ sử dụng 122.000 tấn trong tổng 210.000 tấn dầu cá được cung cấp mỗi năm. Năm 2010, sản phẩm từ cá hồi là 2,4 triệu tấn; 1,6 triệu tấn cá hồi biển và 0,8 triệu tấn cá hồi nước ngọt. Các tài liệu cho thấy, cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân chiếm 90% tổng số loài cá hồi nuôi, lượng PA+ DHA trong chúng ước lượng khoảng 22g/kg cá, cung cấp 53.000 tấn EPA+ DHA. Điều này cho thấy 43% acid béo thiết yếu trong thức ăn đều được cá giữ lại. Cá hồi tiêu thụ phần lớn dầu cá trong nuôi trồng thủy sản nên duy trì 43% acid béo thiết yếu cho các loài khác, mặc dù ở các loài này, chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ dầu cá trong thức ăn. Cá chép không cần bổ sung dầu cá vào thức ăn nhưng lượng bột cá trong khẩu phần ăn đã vô tình cung cấp một lượng nhỏ PDA+DHA cho cá chép (Hình 2). 

Hình 2: Tỷ lệ sử dụng dầu cá ở các nhóm thủy sản chính

Tuy nhiên, một năm sản lượng cá chép khoảng 24 triệu tấn, sản xuất được 108.000 tấn EPA+ DHA. Tính toán dựa trên thành phần cơ thể của các loài cá chép khác nhau như cá chép bạc, cá chép catla và cá diếc,..thì khoảng 1kg cá sẽ cho 4,5 g EPA+ DHA. Các loài nhuyễn thể không sử dụng thức ăn nhưng lại cung cấp khoảng 6.000 tấn EPA+ DHA.

Từ các bằng chứng trên cho thấy, acid béo PDA+ DHA rất quan trọng đối với đời sống của con người. Ngành nuôi trồng thủy sản đã cung cấp cho chúng ta khoảng 206.000 tấn EPA+ DHA, nhưng cùng lúc đó lại tiêu thụ hết 210.000 tấn EPA+ DHA. Như vậy, trên thực tế, ngành nuôi trồng thủy sản cung cấp cho chúng ta một lượng lớn acid béo thiết yếu nhưng cũng tiêu thụ một lượng tương tự như vậy. Hiện tại, nuôi trồng thủy sản cung cấp acid béo thiết yếu EPA+ DHA cho hơn 2 tỷ người.

Hình 3 cho thấy các loài nuôi chính cung cấp Omega-3 dạng chuỗi dài trong thức ăn của chúng ta. Tấc cả các loài cá chép chỉ tiêu thụ 1% EPA+DHA có trong dầu cá và bột cá, nhưng lại cung cấp hon 50% EPA+ DHA cho nuôi trồng thủy sản.

Hình 3: Cá nuôi cung cấp đủ lượng Omega – 3 (EPA + DHA) cho hơn 2 tỷ người mỗi năm

Lựa chọn thay thế khác như sản xuất EPA+ DHA từ vi tảo là quá tốn kém, không khả thi về mặt kinh tế. Các nhà nghiên cứu cho rằng có khoảng 15% lượng DHA từ hạt cây biến đổi gen. Tuy nhiên, các thành phần sản xuất từ hạt cây biến đổi gen chưa được chấp nhận rộng rãi như các nguyên liệu thức ăn.

Như vậy, việc giảm lượng dầu cá và bột cá làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản sẽ sớm cung cấp đủ lượng acid béo thiết yếu có giá trị cho con người.

Đăng ngày 18/09/2013
Lê Hải Quỳnh
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:01 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:01 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:01 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:01 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:01 25/04/2024