Cá nuôi " lên đời " thành cá đồng

"Anh ơi ! đây là cá lóc đồng mà em vừa mua được của dân chài. Bộ anh không tin em sao mà cứ nhìn em, rồi nhìn cá hoài vậy ? Cá từ 300 gram trở xuống, em bán giá 80.000 đồng/kg; trên 300 gram đến 600 gram là 100.000 đồng; từ 700 gram trở lên thì 120.000 đồng" - Chị Nguyễn Thị Lời, người bán cá chợ Mỹ Long, mời gọi. Có đúng cá đồng hay không thì chưa xác định được nhưng giá đắt gấp đôi cá nuôi là chính xác.

bán cá đồng
Cá lóc đầu nhím được người bán nói là cá đồng, vì nó được lai tạo từ cá lóc đầu vuông với cá thiên nhiên nên rất giống cá đồng.

Trong vai người tìm mua cá lóc đồng về nướng trui, tôi đến các chợ: Mỹ Bình, Mỹ Long (Long Xuyên); Quốc Thái, Nhơn Hội (An Phú); Vĩnh Xương, Phú Lộc (Tân Châu). Tại những điểm đến, đa phần người bán mời gọi "đây là cá lóc đồng". Nếu ở chợ đầu nguồn, người bán giới thiệu cá đánh bắt ở Campuchia thì ở nội địa (chợ Mỹ Bình), người bán nói đây là cá mua của dân chài, ghe cào… Người ta nghĩ ra nhiều cách để qua mặt khách hàng. Trước hết, xin đề cặp đến khâu nuôi. Cá lóc nuôi khoảng 8 tháng, tăng trọng 1 kg/con. Nay chỉ nuôi khoảng 3 tháng thì bán, lúc này cá đạt trọng lượng khoảng 250 gram/con. "Cá có kích cỡ nhỏ, khi bán nói đây là cá đồng, người ta dễ tin hơn" - chị Sáu Hòa, người bán cá ở chợ Mỹ Bình, nói. Thời gian nuôi rút ngắn, bán được giá cao nên người nuôi thấy hiệu quả.

Kỹ thuật "lên đời" để cá nuôi thành cá đồng là thương lái cân cá của ngư dân, sau đó mang về thả vào hầm nuôi với mật độ thưa, không cho cá ăn trong một thời gian dài. Cá đói bụng nên tự bơi đi tìm mồi, vì vậy mình thon lại, nội tạng bớt mỡ, thịt săn chắc rất giống cá đồng. "Một công đoạn rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả" - ông Sáu Tâm, một chuyên gia "lên đời" cho cá, nói. Hiện nay, cá lóc nuôi được bán tại chợ Mỹ Bình từ 50.000 - 56.000 đồng/kg, trong khi cá "lên đời" thì bán từ 80.000 - 120.000 đồng.

Đối với người bán, để người mua tin là cá đồng, ngoài việc "nổ" cho người mua biết nguồn gốc xuất xứ… thì cách bày trí cũng có khác. "Bắt cá lóc, cá rô để vào rổ tre, rổ nhựa, mâm, thau nhỏ… mỗi rổ để khoảng 2 con hoặc bày trí theo kiểu để cá thành khúm. Khi người mua hỏi thì mình nói đây là cá đồng vừa mới đánh bắt được. Cách làm này rất hiệu quả"- chị Lan, người bán cá dạo ở chợ Mỹ Xuyên, cho biết.

Thạc sĩ Vương Học Vinh, Trưởng bộ môn Thủy sản, Trường đại học An Giang, cho biết: "Hiện nay, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống đều cho sinh sản nhân tạo được nhiều loài thủy sản. Điều đó khẳng định, thủy sản bán ở các chợ đa phần là cá nuôi (cá lóc, cá rô, mè vinh, điêu hồng, cá lăng nha, cá hô, thác lác, cá tra, lươn, ếch…). Về chất lượng, nếu nuôi đúng quy trình thì chất lượng hơn kém nhau không nhiều". Song, có một thực tế (vì lợi nhuận), người nuôi bao giờ cũng muốn cá chóng lớn, thời gian nuôi rút ngắn (giảm chi phí) nên thả nuôi với mật độ dầy, cho ăn các chất tăng trọng nên dễ sinh bệnh. Khi bệnh, phải dùng thuốc thú y thủy sản, từ đó trong thịt cá tồn trữ dư lượng kháng sinh, người ăn vào có hại cho cơ thể. "Trên 80% cá bán tại ở các chợ trong tỉnh hiện nay là cá nuôi, bởi tình trạng khai thác tận diệt như thời gian qua thì làm sao cá tái đàn, sinh sản kịp" - ông Đỗ Văn Sáu, một lái cá ở Tân Châu, cho biết. Từ thực tế trên, người tiêu dùng cần xem kỹ mặt hàng trước khi mua để không bị mắc lừa. Khi bị mắc lừa thì nên thông báo cho Ban Quản lý chợ để nhờ xử lý.

Luật sư Trần Ngọc Phước (Đoàn Luật sư An Giang), cho biết: " Bán hàng không đúng chủng loại, tên gọi là hành vi lừa dối khách hàng, là việc làm trái pháp luật. Nếu nhẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; còn mua bán số lượng lớn, giá trị hàng hóa cao, hành vi nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự tại Điều 162 Bộ luật Hình sự về tội lừa dối khách hàng. Đây là hành vi gian lận thương mại nhưng rất khó xử lý vì giá trị hàng hóa của mỗi người mua không nhiều, giá trị bị tráo đổi không lớn, ít người đến Ban Quản lý chợ hoặc Hội Người tiêu dùng khiếu nại".

"Cá bắt dưới sông hay trên đồng cũng chưa khẳng định là cá thiên nhiên, vì hiện có rất nhiều người mua cá nuôi để phóng sanh. Mỗi năm, có hàng trăm triệu con giống lẫn cá thịt được thả về bản địa để chúng sinh tồn và phát triển. Một số bè cá, hầm cá bị vỡ, cá bơi ra sông. Cá giống bán không được, chủ trại đã phóng thích xuống sông rạch... vì vậy việc rao bán cá thiên nhiên, điều này cần xem lại" - Thạc sĩ Vương Học Vinh , Trưởng bộ môn Thủy sản, Trường đại học An Giang, nói.

Báo An Giang
Đăng ngày 04/11/2013
MINH HIỂN
Nông thôn

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Năm 2025, Bình Định phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng thủy sản đạt 3,0%

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng Nông, lâm, thủy sản của Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định vừa được ban hành, mục tiêu trong năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt từ 3,6% - 3,8%, nỗ lực cao nhất để đạt tăng trưởng ở mức 3,8%.

Tôm thẻ
• 09:20 10/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 15:45 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 15:45 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 15:45 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 15:45 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 15:45 19/03/2025
Some text some message..