Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá

Thành công của mô hình nuôi cá rô phi Đường Nghiệp thâm canh đầu tiên ở xã Đức Thanh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mở hướng đi mới cho người dân nơi đây trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá
Sau 5 tháng thả nuôi, gia đình tiến hành thu hoạch... với tỷ lệ sống gần 90%

Gia đình chị Phạm Thị Hương (xóm Mới, xã Đức Thanh, Đức Thọ) đang tiến hành thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp. Nhiều người dân nuôi cá ở đây tò mò tìm đến xem loài giống cá đầu tiên được đưa về đây nuôi cho hiệu quả thế nào. Những mẻ lưới kéo lên từng con cá nặng 0,6 –0,8 kg quẩy mạnh trong lưới khiến ai nấy đều thán phục.

Chị Hương cho biết: Trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của gia đình chị có tổng diện tích hơn 2 ha. Trong đó, 0,5 ha diện tích mặt nước nuôi các loại giống cá nước ngọt như: Trắm, trôi, mè, chép... Vào đầu tháng 4 /2019, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ một phần chi phí, kỹ thuật, chị "thử sức” nuôi cá rô phi Đường Nghiệp.

nuôi cá, nuôi cá rô phi, nuôi cá rô phi đường nghiệp, mô hình nuôi cá, nông dân làm giàu

Với sản lượng trên, chị Hương thu về hơn 330 triệu đồng, lãi gần 50 triệu đồng.

Bước đầu, chị thả nuôi 20.000 con cá giống có kích cỡ 4 – 6 cm. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật cá có tỷ lệ sống gần 90%, sản lượng đạt hơn 10 tấn.

nuôi cá, nuôi cá rô phi, nuôi cá rô phi đường nghiệp, mô hình nuôi cá, nông dân làm giàu

Mô hình cá rô phi đường nghiệp ở gia đình chị Phạm Thị Hương (ở xã Đức Thanh, Đức Thọ)

“Qua thực tế theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng cho thấy, cá có tốc độ lớn nhanh, thân dày, cân đối, tỷ lệ thịt cao, màu sắc tươi sáng. Thương lái đánh giá cao về chất lượng đàn cá của tôi. Thành công của mô hình khi đưa đối tượng nuôi mới vào sản xuất có hiệu quả giúp gia đình tôi tăng thu nhập trên cùng một diện tích mặt nước” - chị Hương phấn khởi nói.

Theo anh Trương Huy Dũng - cán bộ chủ trì mô hình, cá rô phi Đường Nghiệp là loài dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật nuôi không quá khó, con giống chủ động, giá bán phải chăng, chất lượng thịt tốt, dễ chế biến nên rất được người tiêu dùng lựa chọn.

Những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã phát huy có hiệu quả tại các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chọn xã Đức Thanh xây dựng mô hình trình diễn là để nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập, tìm hướng đi mới cho địa phương trong xây dựng NTM.

Bí thư Đảng ủy xã Đức Thanh Nguyễn Tiến Đạt cho biết: Đức Thanh là xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp. Kết quả từ thí điểm nuôi cá rô phi Đường Nghiệp tạo đà khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nhằm tăng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 17/09/2019
Hữu Trung
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 17:34 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 17:34 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:34 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 17:34 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 17:34 09/11/2024
Some text some message..