Cá rô phi giúp ngành nuôi trồng thủy sản bền vững hơn

Cá rô phi (Oreochromis niloticus) có thể là lựa chọn tốt cho phát triển ngành thủy sản bền vững hơn trong tương lai. Đây là kết quả của một nhóm các nhà nghiên cứu đang triển khai một dự án nhằm thử nghiệm sử dụng vi tảo thay thế thức ăn trên cá nuôi.

cá rô phi
Cá rô phi (Oreochromis niloticus). (Ảnh: Bjorn Christian Torrissen CC BY-SA 3.0)

"Chúng tôi biết rằng nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới. Đây là lĩnh vực thực phẩm phát triển nhanh nhất, nhưng xét về mặt nào đó, nó tăng trưởng không bền vững và tạo ra nhiều vấn đề đáng quan tâm "Giáo sư Anne Kapuscinski, chuyên gia Khoa học Bền vững thuộc Trường Dartmouth cho biết.

Ngoài ra, Kapuscinski được Nhà tài trợ Sherman Fairchild Foundation công nhận là một chuyên gia trong Chương trình Nghiên cứu Môi trường tại Trường Dartmouth, chỉ ra rằng sản lượng cá như cá cơm và cá mòi dầu là một trong những loài được được dùng làm thức ăn cho thủy sản, việc này đã dẫn đến việc khai thác quá mức các loài này, đây như một hệ quả trực tiếp của việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Vì lý do này, nhóm nghiên cứu của giáo sư đã tập trung sản xuất thức ăn cho cá dựa trên vi tảo biển ở quy mô thương mại. Nhóm nghiên cứu cũng đang cố gắng tìm nguồn thức ăn thích hợp thay cho việc sử dụng cá cơm, cá trích và cá thu, đây là những loài cá tự nhiên nên được sử dụng làm thức ăn cho con người.

Ngoài việc tránh sử dụng nguồn cá tự nhiên, nhóm nghiên cứu mong muốn loại thức ăn được thay thế này sẽ có tác dụng làm sạch nước. "Nước thải trong nuôi trồng thủy sản hiện đang tạo ra một lượng phốt pho quá mức", theo kết quả nghiên cứu của Kapuscinski. "Kết quả thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi cho thấy rằng việc kết hợp vi tảo trong thức ăn sẽ dẫn đến việc ổn định lượng phốt pho hiệu quả hơn và điều này cũng sẽ dẫn đến nước thải từ các ao nuôi thủy sản cũng sẽ được làm sạch", các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Trong một nghiên cứu trước đã được công bố trong năm nay, Kapuscinski đã chứng minh rằng sản phẩm nuôi trồng thủy sản cần có nhiều hơn các loại cá tự nhiên, thay vì chúng được sản xuất trong điều kiện nuôi trồng, kết quả là việc "loại bỏ đánh bắt cá trên toàn cầu".

Trong tháng Tám, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu Pha 2 của dự án nhằm đánh giá vi tảo như một nguồn thức ăn thay thế trên đối tượng cá rô phi. Trong giai đoạn đầu tiên, nghiên cứu đã tiến hành phân tích cách những con cá thí nghiệm tiêu hóa ba loại thức ăn khác nhau có sử dụng vi tảo và đem so sánh sự tiêu hóa với các loại thức ăn khác làm từ dầu và bột cá. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng vi tảo biển với hàm lượng cao của axit béo omega-3 là tốt nhất, và thậm chí chúng được tiêu hóa nhiều hơn so với thức ăn công nghiệp./.

Fis.com, 08/10/2013
Đăng ngày 08/10/2013
Tepbac.com dịch
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:22 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:22 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:22 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:22 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:22 11/01/2025
Some text some message..