Cá sấu nguy hiểm hơn cá mập 168 lần

Cá sấu là sinh vật đáng sợ từ thời tiền sử, có khả năng tàn phá khủng khiếp da thịt con người. So với cá mập, chúng nguy hiểm gấp 168 lần.

cá sấu nguy hiểm hơn cá mập
Cá sấu sông Nile là loài nguy hiểm nhất

Hendrich Kutzee, người Uganda, 35 tuổi làm nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch cho đoàn thám hiểm Mỹ trên sông Congo bằng chiếc thuyền độc mộc, bất ngờ một con cá sấu tấn công và ăn thịt Hendrich Kutzee trước mắt đoàn thám hiểm.

Chứng kiến cảnh đó, hai vị khách người Mỹ sợ đến mức không nói nên lời, họ thường nghĩ cảnh tượng đó chỉ có thể nhìn thấy trong phim kinh dị. Quá hoảng loạn, họ phải chuyển đến một thành phố gần nhất để trấn tĩnh. Giới chức và các chuyên gia khi đó không tìm thấy bất kỳ một bộ phận cơ thể nào của Hendrich Kutzee. Con cá sấu đã nuốt trọn người hướng dẫn viên du lịch.

Các chuyên gia cảnh báo, con người có thể chống lại cá mập. Còn khi đối diện với cá sấu, tỷ lệ sống sót gần như vô vọng, khó có ai có thể tự giải thoát bản thân nếu bị chúng tấn công.

Trông vẻ ngoài có vẻ chậm chạp, nhưng cá sấu là kẻ săn mồi thượng hạng ngay cả ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo kẻ gặp nạn xuống nước nhấn chìm tới ngạt thở. Tiếp đó, chúng ngoạm chặt con mồi và xoay nhiều vòng.

Trên thế giới, mỗi năm cá mập giết chết khoảng 15 người, hà mã giết 200 người, voi 250 người, 150 người chết vì ong đốt; trong khi đó cá sấu giết tới 2.500 người. Như vậy, so sánh về mức độ nguy hiểm, cá sấu gấp 168 lần cá mập, theo Pravda.ru.

Cuối tháng 8/2010, một chiếc máy bay nhỏ rơi trên lãnh thổ Cộng hoà Congo. Vụ tai nạn khiến 20 người chết. Giới chức vào cuộc và kết luận, tai nạn máy bay là do trục trặc kỹ thuật, máy bay mất cân bằng và rơi.

Sự thật chỉ lộ dần khi vị hành khách duy nhất còn sống sót kể lại vụ tai nạn thảm khốc đó. Theo lời người này, trên máy bay khi đó có một con cá sấu, nó được hành khách giấu trong chiếc túi vải thô để bán. Không may, cá sấu thoát ra ngoài và gây nên vụ hoảng loạn trên máy bay. Tất cả mọi người chạy tán loạn đổ xô vào buồng lái. Kết quả, chiếc máy bay mất thăng bằng và lao xuống đất, lao vào tòa nhà chung cư gây ra thảm kịch.

Cũng trong thời gian trên, tại sân khấu trình diễn các sinh vật biển và cá heo “Aquatoria” ở Yalta, Nga, cá sấu tấn công một chú bé 3 tuổi đi nghỉ hè cùng với cha mẹ. Câu bé chấn chương nghiêm trọng và qua đời. Cá sấu từng tấn công làm chết không dưới 10 người ở Angola, trong đó hầu hết nạn nhân là trẻ em từ 10 đến 16 tuổi khi chúng ra sông Keve lấy nước.

Tháng 8 năm nay, tại đảo Reunion, Pháp ở Ấn Độ Dương, thanh niên 22 tuổi tên là Alexandre Rassica chết sau khi bị cá sấu cắn đứt chân. Các vụ cá sấu tấn công tại khu vực này gia tăng đáng kể trong vòng hai năm qua.

Các chuyên gia cảnh báo, cá sấu sẽ tiếp tục tấn công người trong thời gian tới nếu nơi nào có sự cư trú của chúng như thiên nhiên hoang dã và các trang trại chăn nuôi. Trong danh sách xếp loại 10 loài vật nguy hiểm nhất hành tinh, cá sấu luôn xếp hàng đầu.

Cá sấu thuộc họ Crocodylidae, là loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, sống trên diện tích rộng khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu nước lợ và cá sấu sông Nile là loài nguy hiểm nhất, chúng giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi.

Cá sấu hoang dã được bảo vệ ở một số nơi trên thế giới, nhưng chúng cũng được chăn nuôi vì mục đích thương mại. Da của chúng được thuộc làm da cá sấu có chất lượng cao để sản xuất túi, ủng, cặp.

Theo VNE
Đăng ngày 19/10/2012
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

“Vùng chết” ở đại dương xuất hiện

Tưởng chừng không liên quan nhưng các “vùng chết” ở đại dương và sự nóng lên toàn cầu lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nóng lên toàn cầu
• 17:16 26/12/2022

Bạn đã đến "thủy cung" đặc biệt nhất Đông Nam Á tại Nha Trang chưa?

Những năm gần đây có vô số sinh vật biển đã bị tuyệt chủng, đánh bắt trái phép và không còn tồn tại nhiều trên trái đất. Tuy nhiên vẫn có những viện bảo tàng, những “thủy cung” trên đất liền nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, lưu giữ cả những bảo vật, những bộ xương cá khổng lồ đến kỳ lạ.

Phòng trưng bày mẫu vật tại Viện Hải dương học
• 09:27 01/11/2022

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

Siro giàu dinh dưỡng từ cá nóc

GD&TĐ - TS Bùi Thị Thu Hiền và cộng sự ở Viện Nghiên cứu Hải sản vừa nghiên cứu thành công sản phẩm siro từ cá nóc đầu tiên tại Việt Nam. Công nghệ giúp nâng cao giá trị của loài cá nóc, vốn thường bị bỏ đi khi khai thác cá.

Siro cá nóc
• 09:52 07/01/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 21:54 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 21:54 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 21:54 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 21:54 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 21:54 01/06/2023