Cá Sủ và những huyền thoại vàng ròng từ biển

Gần đây, ngư dân Trung Quốc đã bắt được một con cá Bahaba quý hiếm nặng tới 80kg và bán cho lái buôn với giá 473,000 đô la (khoảng 10 tỷ đồng). Ở Việt Nam, loài cá này có tên là Sủ vàng. Câu chuyện của người Trung Quốc gợi lại kí ức của nhiều ngư dân vùng biển nước ta về loài cá tỷ đồng - được ví như “vàng từ lòng biển”.

cá sủ vàng
Ngư dân bên "cục vàng biển".

Ông xây ngôi nhà to oạch ở trung tâm xã, sắm xe Camry sang trọng. Ngư dân còn đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ chẳng cần làm gì, mỗi năm chỉ cần mua được một con Sủ vàng, là ăn tiêu mấy năm không hết.

Đổi đời nhờ... “vàng từ lòng biển”

Gần đây, ngư dân Trung Quốc đã bắt được một con cá Bahaba quý hiếm nặng tới 80kg và bán cho lái buôn với giá 473,000 đô la (khoảng 10 tỷ đồng). Ở Việt Nam, loài cá này có tên là Sủ vàng. Câu chuyện của người Trung Quốc gợi lại kí ức của nhiều ngư dân vùng biển nước ta về loài cá tỷ đồng - được ví như “vàng từ lòng biển”.

Ông Đậu Xuân Hai, ngư dân thôn Hồng Nhất, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những người may mắn bán được cá Sủ vàng với giá "khủng".

Ông kể rằng, năm 1997, ông cùng người con trai đang đánh te trên dòng sông Lam thì bắt được một con cá Sủ vàng nặng gần 1 tạ và bán với giá 160 triệu đồng. Từ nghèo “kiết xác”, ông Hai trở thành người giàu có trong làng.

nu dan bắt cá sủ vàng
Một trong những lần ngư dân Hà Tĩnh bắt được cá sủ vàng.

Còn ông Trần Suê ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân cũng nhờ bắt được cá Sủ vàng mà phất lên nhanh chóng. Hôm đó, ông và người con trai ra sông Lam giăng lưới. Được một lúc, ông thấy thuyền chao đảo. Khi kiểm tra thì thấy một con cá "khổng lồ" đã bị mắc lưới và hai cha con ngỡ ngàng vì chuyến đi này mình trúng “vàng”.

“Chúng tôi đặt lên bàn cân thì được 50kg và bán ngay được hơn nửa tỷ bạc", ông Suê tự hào kể lại.

Cũng có những người bắt được loài cá này và trở thành "tỷ phú". Đó là anh Bùi Văn Thắng ở làng cá Tân Sơn, thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Cách đây ít năm, anh bắt được con cá Sủ vàng nặng 58kg, bán ngay với giá 1,5 tỷ đồng. Với số tiền đó, anh Thắng là người bán được giá cao nhất từ trước đến nay.

Theo lời ngư dân, khoảng năm 1980 trở về trước, rất nhiều người bắt được loài cá to lớn này. Tuy nhiên, khi đó cá chưa có giá trị kinh tế nên chỉ dùng làm thức ăn. Từ những năm 1980 trở lại đây, một số thương gia đã tìm đến để đặt mua loài cá này với giá "phát hoảng". Vì thế, nhiều ngư dân tiếc nuối về một thời đầy rẫy loài cá này.

Đại gia... mua cá sủ vàng

Nói đến thương lái mua cá Sủ vàng, ngư dân một thời “phát sốt” vì cá đều biết đến người đàn ông tên Nhuệ, ở xã Nam Hồng (Tiền Hải, Thái Bình). Theo kể lại, ban đầu ông Nhuệ thu mua cá sủ vàng ở vùng Tiền Hải, Thái Thụy sau đó cung cấp cho ông Chánh ở Hải Phòng. Ông Chánh thu gom khắp cả nước rồi chuyển sang Hồng Kông bán kiếm lời.

Nhưng sau này ông Chánh làm ăn thất bại, không còn đủ tiềm lực kinh tế để thu mua loài cá “tỷ đồng”, đầu mối xuất cá được giao lại cho ông Nhuệ.

Theo các ngư dân, ông Nhuệ quan hệ với người nước ngoài thân quen và tin tưởng đến nỗi, mua được con cá nào, ông ta chỉ việc viết giấy cho vào bụng cá rồi đưa lên máy bay chở ra nước ngoài. Cá đi đến đâu, ông ta đều biết và khi cá đến tay ông chủ, tiền lập tức được chuyển về không thiếu một xu.

Cũng từ đó, vợ chồng ông Nhuệ giàu lên nhờ cá Sủ vàng. Ông xây ngôi nhà to oạch ở trung tâm xã, sắm xe Camry sang trọng. Ngư dân còn đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ chẳng cần làm gì, mỗi năm chỉ cần mua được một con Sủ vàng, là ăn tiêu mấy năm không hết.

Ngư dân bên "cục vàng biển"

Ngoài ra, để “mua tận gốc, bán tận ngọn”, ông Nhuệ còn đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho ngư dân sắm lưới, sắm thuyền đi săn cá Sủ vàng cung cấp cho ông. Đã có những người "tranh" mua Sủ vàng với ông Nhuệ nhưng đều thất bại vì không có đầu ra.

Bởi thế, trong vụ buôn bán này, nhiều tiền chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất vẫn là đầu ra. Hơn nữa, đây là loài cá vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng, nên thương lái không còn quan tâm đến nó nữa, các đầu mối nước ngoài cũng ngưng thu mua vì có khi cả năm chả mua được con nào.

Nhiều người nói, ông Nhuệ là một thương lái lớn buôn cá Sủ vàng, người đã góp phần làm loài cá này tuyệt diệt, song phải công nhận, ông là người rất tâm huyết, trăn trở với loài cá cực kỳ quý hiếm.

báo Đất Việt
Đăng ngày 30/08/2012
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 01:08 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 01:08 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 01:08 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 01:08 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 01:08 15/11/2024
Some text some message..