Cá tra, bao giờ trở lại thời “hoàng kim”?

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi, phất lên nhanh chóng của các doanh nghiệp chế biến và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, thế nhưng sự tăng trưởng “thần kỳ” này chưa được bền vững và nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp để đưa ngành cá tra trở lại thời “hoàng kim”.

nghề nuôi cá tra
Hy vọng với những nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân ngành cá tra sẽ trở lại thời hoàng kim và phát triển bền vững (Ảnh chụp tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Thăng trầm cá tra

Nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu từng được xem là ngành sản xuất có sự tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử phát triển ngành thủy sản. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, chỉ trong 10 năm trở lại đây, diện tích nuôi cá tra cả nước đã tăng gấp 5 lần (đạt 6.000ha), sản lượng tăng 36 lần (đạt 1.350 ngàn tấn), giá trị cá tra xuất khẩu tăng gần 45 lần (từ 40 triệu USD lên 1,74 tỷ USD), chiếm 34,4% tổng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản và đóng góp khoảng 2,2% GDP của cả nước.

Thị trường xuất khẩu cũng có sự bứt phá ngoạn mục khi cá tra được hơn hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu so với chỉ một vài nước ở Châu Á và Mỹ sau sự kiện cá tra bị điều tra chống bán phá giá tại thị trường Mỹ vào năm 2003.

Đến nay, cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm “độc tôn” trên thị trường thế giới mà không có bất cứ loài thủy sản nào khác có thể cạnh tranh được. Cá tra được đánh giá có chất lượng cao, cơ thịt dai, mùi vị thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể chế biến nhiều loại thức ăn. Năng suất cá tra có thể đạt tới 300-400 tấn/ha chỉ trong 7-8 tháng nuôi với các loại thức ăn có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật nên giá thành sản xuất rất rẻ.

Chính vì vậy, vào thời điểm “hoàng kim” của ngành cá tra, nông dân nuôi cá lãi hàng tỷ đồng chỉ với mỗi hecta ao nuôi cá tra, rồi cất nhà lầu, mua xe hơi là chuyện bình thường, và giá xuất khẩu cá tra phi-lê khi đó cũng lên đến 3,2USD/kg, thậm chí 4USD/kg.

Dù vậy, thời gian gần đây, nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu luôn gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề thiếu vốn, cạnh tranh không lành mạnh, chi phí đầu vào nuôi cá liên tục tăng là những khó khăn lớn nhất mà ngành cá tra phải đối mặt. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, trong vòng 5 năm gần đây, giá thành nuôi cá tra đã tăng hơn 1,8 lần, hiện ở mức 23.000-24.000đồng/kg; trong đó chi phí con giống tăng 1,59 lần, thuốc và hóa chất tăng 1,67 lần, thức ăn tăng 1,7 lần, lãi vay ngân hàng tăng 3,76 lần.

Đáng chú ý, ngành cá tra gặp khó khăn nhất kể từ quý II/2012 khi các ngân hàng bắt đầu siết chặt cho vay, hạn mức tín dụng giảm mạnh bắt buộc doanh nghiệp cá tra, nhất là các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay phải bán tháo hàng với giá thấp để nhanh chóng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra năm 2012 đã giảm hơn 40% so với năm trước, từ hơn 136 doanh nghiệp xuống còn hơn 60 doanh nghiệp.

Đối với hoạt động nuôi cá tra, do giá cá không ổn định, giá bán dưới giá thành sản xuất thời gian dài cộng với tình trạng thiếu vốn sản xuất nên đã phải giảm sản lượng hoặc ngừng nuôi. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu giảm đã kéo theo giá thu mua nguyên liệu cá tra trong nước giảm tương ứng, từ mức 27.000đồng/kg trong những tháng đầu năm 2012 xuống 22.000đồng/kg vào giữa năm và hiện nay chỉ còn 21.000-22.000đồng/kg; trong khi giá thành sản xuất đã là 23.000-24.000đồng/kg.

Năm 2012, ngành cá tra cũng thể hiện sự “hụt hơi” khi lần đầu tiên không đạt kế hoạch, với giá trị xuất khẩu năm 2012 chỉ đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với mục tiêu 1,8 tỷ USD đề ra hồi đầu năm, trong khi tất cả các chỉ tiêu diện tích, sản lượng đều vượt so với năm trước.

Để cá tra trở lại thời hoàng kim

Bước sang năm 2013, thị trường Châu Âu được dự báo vẫn là thị trường hàng đầu tiêu thụ cá tra Việt Nam cho dù khủng hoảng kinh tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng người dân khu vực này.

Cơ sở để đưa ra điều này là bởi thời gian gần đây, người tiêu dùng Châu Âu đang có xu hướng mua các sản phẩm cá thịt trắng giá rẻ hơn, cộng với việc cá tra philê cũng được các siêu thị tại EU lựa chọn để kinh doanh do nguồn cung ổn định, chi phí giao nhận hàng thấp. Hơn nữa, nhiều thị trường khác cũng đang tăng cường nhập khẩu cá tra để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước.

Đến nay, cá tra Việt Nam vẫn là loài cá cung cấp trên 90% nhu cầu tiêu thụ cá da trơn trên thế giới, đây là là lợi thế cạnh tranh đặc biệt để sản phẩm cá tra nâng cao giá trị và ngành cá tra hoạt động hiệu quả trong những năm tới.

Bên cạnh đó, cuối năm 2012, ngành cá tra Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu có 10% sản lượng cá tra đạt chứng nhận ASC (chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững) và đến nay đã có 13 doanh nghiệp cá đạt chứng nhận này; đồng thời phấn đấu đến năm 2015 có 100% sản lượng cá tra được cấp chứng nhận nuôi có trách nhiệm, trong đó 50% đạt chứng nhận ASC.

Trên cơ sở những nỗ lực và thành quả của phía Việt Nam về việc tổ chức nuôi cá tra theo hướng có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, đến các nhân viên của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư xung quanh thông qua chứng nhận ASC, Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) đã đưa cá tra vào “danh mục xanh” trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng ở Châu Âu để khuyến khích người tiêu dùng khu vực này lựa chọn cá tra trong thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, chứng nhận ASC cũng giúp nâng cao giá trị cá tra xuất khẩu hơn 20cent/kg (hơn 4.100đồng/kg), góp phần nâng cao uy tín và giá trị cá tra trong thời gian tới.

Mặc dù, ngành cá tra đã có một số dấu hiệu tích cực nhưng để ngành hàng “đặc hữu” này khởi sắc trong thời gian tới cần phải có giải pháp căn cơ để giải quyết những khó khăn còn tồn tại. Nhận thấy rõ đều này, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày về một số giải pháp tháp gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 37/2012/TT-NHNN đồng ý kéo dài thời hạn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được vay ngoại tệ, lãi suất thấp đến hết năm 2013.

Bên cạnh đó, Nghị định về quản lý sản xuất và xuất khẩu cá tra sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới cùng với việc thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam. Đây sẽ là động lực để cơ cấu, sắp xếp lại ngành hàng cá tra mang tính chuyên nghiệp hơn, cân bằng giữa sản xuất nguyên liệu và xuất khẩu, tạo điều kiện để ngành cá tra trở lại thời “hoàng kim”, phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.

QĐND
Đăng ngày 26/02/2013
Thành Công
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:42 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:42 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:42 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:42 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:42 27/11/2024
Some text some message..