Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
Thời gian thu hoạch cá bị kéo dài sẽ gây ra thiệt hại về kinh tế

Hao hụt lớn cá giống và nuôi thương phẩm 

Giai đoạn cá giống (90 ngày): Tỷ lệ sống trước đây là 10-12%; hiện đã giảm còn 2-3%, tỷ lệ sống cao nhất hiện nay trung bình là 5%. Như thế, hao hụt trong giai đoạn cá giống thấp nhất hiện nay trung bình là 95%, ở nhiều cơ sở hao hụt lớn hơn. 

Giai đoạn nuôi thương phẩm (8 -10 tháng): Cá bị hao hụt lên tới 30%-50% số đầu con. Thời gian thu hoạch cá bị kéo dài sẽ gây ra thiệt hại về kinh tế do mất thêm tiền thức ăn bổ sung và cá quá khổ sẽ phải bán với giá thấp hơn. Những thất thoát khác bao gồm lãng phí nguồn trầm tích và nước trang trại - vốn có thể sử dụng để làm phân bón hữu cơ và artemia để nuôi cá tra giống, tuy nhiên chưa được sử dụng triệt để. 

Hao hụt trong thu hoạch, vận chuyển, chế biến 

Thu hoạch tại ao nuôi: Tỷ lệ hao hụt đầu con 1-2%; giảm giá bán 86% đối với cá chết (giá bán cá chết 4.000 đồng/kg, so với cá sống 28.000 đồng/kg). 

Trong khâu vận chuyển: Thất thoát 4-5% khi vận chuyển từ ao xuống ghe đục và 1-2% trên ghe lúc vận chuyển; cá chết giảm giá bán tới 86% so với cá sống. 

Ở khâu chế biến: Tỷ lệ tổn thất thay đổi tùy theo kích cỡ và chất lượng cá, hiệu suất kỹ thuật của công nhân phi lê và tổng lượng tồn kho; tuy nhiên, vẫn xảy ra. Tổn thất còn xảy ra khi lãng phí các sản phẩm phụ như máu cá chưa được tận dụng hiệu quả. Da cá trước đây bị bỏ phí, nay đã được quan tâm sử dụng để làm ra các sản phẩm collagen có giá trị cao. 

Cá tra giống hao hụt lên đến 95%

Nghiên cứu chuỗi giá trị  

Kết quả trên, theo các chuyên gia, là nghiên cứu sơ bộ ban đầu tuy nhiên đã chỉ ra những tổn thất đáng kể trong chuỗi cung ứng, đặc biệt trong giai đoạn nuôi giống và nuôi thương phẩm, tiếp đó hao hụt trong cả chuỗi từ thu hoạch, vận chuyển đến chế biến. Nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn với người nuôi cá giống, người nuôi thương phẩm, người vận chuyển và nhà máy chế biến ở tỉnh An Giang vào đầu năm 2024. 

Dự án nhằm xác định tình trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm hiện tại và tương lai trong chuỗi cung ứng cá tra, đồng thời phát triển các giải pháp can thiệp giúp giảm tổn thất. Để xây dựng năng lực cho các nhà nghiên cứu trong nước, dự án đã đào tạo về chuỗi giá trị, nghiên cứu xã hội, kỹ năng thu thập dữ liệu và tương tác với doanh nghiệp, các bên liên quan; đào tạo về kỹ thuật dự đoán tầm nhìn xa (Foresighting) để phân tích rủi ro bằng cách hình dung những diễn biến có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng cá tra trong tương lai. 

Cho nên, dự án có sự đóng góp của các đối tác nghiên cứu, gồm Bộ NN&PTNT, Cục Thủy sản và các trường Đại học Nông nghiệp, Đại học Quốc Gia TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học An Giang, Đại học New England, Đại học Swinburne, Đại học Quốc Gia Australia. Bên cạnh là các doanh nghiệp như Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Việt – Úc, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Sao Mai, và nhiều nông dân trực tiếp nuôi cá tra. 

Tiếp tục khảo sát ở quy mô lớn hơn 

Kết quả ban đầu nhưng giá trị ở chỗ, lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội đã mang tới kiến thức chuyên môn về phân tích thiệt hại kinh tế, huy động sự tham gia của các bên liên quan và cách hợp tác với các đối tác bên ngoài, bao gồm chính phủ và doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về các tổn thất không hề nhỏ. Mục đích là sử dụng các tri thức này để phát triển các biện pháp can thiệp mạnh mẽ nhằm giảm tổn thất và lãng phí trong ngành cá tra, một ngành hàng sản phẩm chiến lược của thủy sản Việt Nam.  

Hiện nay, dự án đang tiến hành cuộc khảo sát ở quy mô lớn hơn để tinh chỉnh các phân tích về chuỗi giá trị và hiểu rõ hơn về thất thoát, lãng phí cũng như tổn thất trong các chuỗi cung ứng khác. Các nhà khoa học sẽ quy đổi giá trị các tổn thất thành tiền, để cho thấy tổng thiệt hại đáng kể xảy ra trong toàn bộ ngành công nghiệp cá tra. Từ đó, mở hướng giải quyết mang tính đa ngành.  

Đăng ngày 02/10/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Nuôi trồng

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 13:34 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 13:34 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 13:34 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 13:34 02/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 13:34 02/10/2024
Some text some message..