Cá tra khó tăng giá cuối năm 2023

Những tháng đầu năm 2023, kim ngạch và giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm nên giá cá tra nguyên liệu cũng giảm và tình hình này được dự báo còn kéo dài hết năm.

Ao cá tra
Giá xuất khẩu đều giảm ở các thị trường chính. Ảnh: Tép Bạc

Kim ngạch và giá xuất khẩu giảm suốt 8 tháng

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 1,2 tỷ USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch giảm liên tục các tháng, thể hiện qua biểu đồ sau:

Kim ngạch cá traKim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm 2023

Cũng số liệu của VASEP, từ tháng 1 đến tháng 7/2023, giá xuất khẩu cá tra các tháng giảm so với các tháng năm 2022. Giảm mạnh nhất là tháng 6/2023, giảm tới 27,5% so với tháng 6/2022.

Xuất khẩu cá traGiá xuất khẩu cá tra giảm trong 7 tháng đầu năm 2023 so với năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Giá xuất khẩu đều giảm ở các thị trường chính. Thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu là Trung Quốc, chiếm 32%, và trong tháng 7/2023 giá xuống thấp nhất chỉ còn 1.97 USD/kg, giảm 13.2% so với tháng 7/2022.

Xuất khẩu cá traGiá xuất khẩu đều giảm ở các thị trường nước ngoài. Ảnh: Tép Bạc

Thị trường xuất khẩu cá tra đứng thứ ba là Mỹ, chiếm 16%, đây là thị trường có giá cao nhưng cũng liên tục giảm; trong tháng 7/2023 giá giảm mạnh nhất với 37,15% so với tháng 7/2022. Biểu đồ sau:

Xuất khẩu cá traGiá xuất khẩu cá tra tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 7 năm 2023 so với năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Vẫn phân tích của VASEP, hiện đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ tại thị trường Trung Quốc nhưng xu hướng giảm vẫn thống trị và có thể kéo dài hết năm 2023, đến quý I/2024.

Người nuôi khó khăn và nỗ lực cuối năm

Giá xuất khẩu thấp nên theo Cục Thủy sản, giá thu mua cá tra nguyên liệu loại I trung bình trong 8 tháng đầu năm 2023 dao động ở mức 27.900-28.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 1.500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022. Ở mức giá này, người nuôi không có lãi.

Tình hình trên khiến cho các cơ sở sản xuất giống cá tra cũng khó khăn. Báo cáo của Cục Thủy sản, 8 tháng đầu năm 2023 có 116/2820 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 87 cơ sở sản xuất giống được kiểm tra duy trì (10 cơ sở sản xuất giống bố mẹ). Sản xuất giống cá tra ước đạt 1,395 tỷ con.

Cho cá ănDùng bè cho cá tra ăn thức ăn. Ảnh: nld.com.vn

Giá cá tra giống hiện nay xuống thấp, tại Đồng Tháp giá cá tra giống cỡ 30 con/kg dao động quanh 20.000 đồng/kg và nhiều cơ sở ương dưỡng không thể bán giống theo đúng cỡ. Đáng lo nữa, đã xuất hiện tình trạng dịch bệnh trên cá tra giống, dẫn đến tỉ lệ sống khi ương dưỡng từ giai đoạn cá bột lên cá giống chỉ còn khoảng 15%.

Tuy nhiên, nuôi cá tra cũng đã cấp mã số nhận diện được 956/1.112 cơ sở nuôi, đạt 86 % số cơ sở và chiếm 93,2% tổng diện tích nuôi được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi.

Thêm tín hiệu lạc quan là đợt thanh tra đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Mỹ - FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) với cá tra vừa rồi có kết quả tích cực. Kết quả này khẳng định uy tín và chất lượng cá tra Việt Nam, sẽ là động lực xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các thị trường khác.

Để nắm bắt cơ hội, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm 2023, theo Cục Thủy sản, những tháng cuối năm 2023 cần nuôi bổ sung 1.840 ha, đạt thêm sản lượng 0,54 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, gắn với cơ sở nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong giám sát theo dõi quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đăng ngày 18/09/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:01 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:01 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:01 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 08:01 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 08:01 21/12/2024
Some text some message..