Cá tra rớt giá, tái diễn nguy cơ “treo ao”

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL liên tục sụt giảm. Hiện thương lái mua cá với giá từ 23.000-24.500 đồng/kg (tùy chất lượng và kích cỡ), giảm 2.500 đồng/kg chỉ trong 1 tháng qua.

Cá tra rớt giá, tái diễn nguy cơ “treo ao”

Bán giá thấp để thu tiền “tươi”

Giá cá tra nguyên liệu giảm theo nhận định của các nhà chuyên môn là do sau vụ Công ty CP Thủy sản Bình An và Công ty Thủy sản An Khang (TP.Cần Thơ) vỡ nợ, khiến tâm lý người nuôi cá có tâm lý không tin tưởng vào công ty. Nhiều người chấp nhận bán cá và thu ngay tiền với giá thấp hơn 400 đồng/kg chứ nhất quyết không bán chịu vì rủi ro cao. Một số doanh nghiệp (DN) có vốn đã vịn vào lý do này để mua cầm chừng, nhằm kéo giá cá tra xuống.

Người nuôi cá hiện chỉ muốn bán cá cho doanh nghiệp và nhận tiền ngay, chấp nhận giá thấp hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm HTX Nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết: “Người nuôi đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ, phá sản dẫn đến treo ao”. Mặc dù đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với DN nhưng HTX Nuôi cá tra Thới An đã giảm diện tích nuôi vì giá cả và việc tiêu thụ quá bấp bênh. Hiện tại, HTX chỉ còn 8ha nuôi cá tra, bằng 1/3 so với trước đây.

Ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Cá tra rớt giá là do ngân hàng thắt chặt tín dụng nên DN không có tiền để mua cá. Một số DN có tiền mua cá thì cố gắng ép giá cá xuống càng thấp càng tốt. Người nuôi cá thì kiên quyết bán và thu tiền luôn, chấp nhận giá thấp hơn do thời gian gần đây rất nhiều DN thủy sản nợ kéo dài dẫn đến khiếu kiện”.

Trong thời gian qua, người nuôi cá ở ĐBSCL gặp rất nhiều khó khăn do giá cả và khâu tiêu thụ bấp bênh. Theo thống kê, hiện toàn vùng chỉ còn khoảng 30% số hộ theo nghề nuôi so với trước, còn lại chuyển qua nuôi cá giống, cho DN thuê đất, chuyển sang nuôi các thủy sản khác... Số người bám trụ với nghề thì nuôi cầm chừng và có nguy cơ treo ao.

Ông Võ Văn Đệ ở khu vực Thới Bình 2 (phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) vẫn tiếp tục nuôi cá tra nhưng không dám nuôi nhiều như trước đây. Ông cho biết: “Hơn chục năm, nghề nuôi cá không ổn định nên người nuôi đã bỏ ao gần hết. Tui tiếp tục đeo bám nhưng không dám nuôi nhiều vì sợ cá rớt giá lại tiếp tục thua lỗ nặng”. Theo ông Đệ, hiện tại tất cả nguyên liệu đầu vào như: Con giống, thức ăn, thuốc… đều tăng nên giá thành cá tra đã lên 23.500 đồng/kg.

Ngành chế biến cũng lao đao

Từ đầu năm 2012 đến nay, hàng loạt các nhà máy chế biến thủy sản ở ĐBSCL chỉ hoạt động cầm chừng, một số đã phá sản hay chìm trong nợ nần. Tình hình này tạo ra phản ứng dây chuyền tác động đến giá cá tra.

Nếu ngân hàng tiếp tục siết chặt tín dụng, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phải phá sản trong thời gian tới, càng làm cho giá cá tra sụt giảm...

Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang) cho biết: “Xuất khẩu thủy sản năm 2012 đối mặt với nhiều thách thức. Các nước châu Âu tiếp tục giảm nhập khẩu thủy sản do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, trong khi đây là thị trường chính của thủy sản VN. Đặc biệt là cá tra giảm đến 40% sản lượng xuất sang châu Âu. Một số nước khác tiếp tục dựng lên rào cản kỹ thuật gây khó cho thủy sản VN. Hiện nay đa phần DN thủy sản thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính kém, hoạt động phần lớn dựa vào vốn vay…”.

Theo các nhà chuyên môn, đây là thời điểm những DN làm ăn kiểu cơ hội, chụp giật, theo phong trào, thiếu sự đầu tư… sẽ phá sản. Đồng thời, những DN lớn, khả năng tài chính dồi dào sẽ xây dựng vùng nguyên liệu, từng bước tự giải quyết bài toán thiếu nguyên liệu kéo dài trong những năm qua. Các DN cũng sẽ chủ động từ đầu vào con giống đến đầu ra sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm mà quốc tế quy định.

Đăng ngày 03/04/2012
Hoàng Mai (Báo Dân Việt)
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Cá gì nuôi tốt tại khu vực miền núi?

Việt Nam có địa hình đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó khu vực miền núi chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần vùng duyên hải miền Trung. Mặc dù điều kiện địa lý và thời tiết ở những khu vực này có phần khắc nghiệt hơn so với vùng đồng bằng, nhưng đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt.

Nuôi cá
• 09:00 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 14:38 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 07:51 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 07:51 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 07:51 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 07:51 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 07:51 22/06/2025
Some text some message..