Cá tra Việt không thương hiệu: Lơ là truyền thông, cá bị bôi nhọ

Những năm qua,. cá tra Việt Nam tại nước ngoài “bầm dập” vì bị truyền thông chỉ trích. Đến giờ, doanh nghiệp Việt Nam mới nhận ra rằng, minh bạch thông tin về sản phẩm cá tra, hay câu chuyện truyền thông, đã bị bỏ quên...

Cá tra Việt không thương hiệu: Lơ là truyền thông, cá bị bôi nhọ
Những hình ảnh từ ao nuôi cá tra như thế này lại khiến người tiêu dùng nghi ngại về tính an toàn của sản phẩm. Ảnh: T.H

“Lủng củng” từ trong nước

TS Nguyễn Tiến Thông - Đại học Nam Đan Mạch, cho rằng, quan hệ nội tại giữa các doanh nghiệp (DN) Việt Nam với nhau trong ngành cá tra hiện nay là “vấn đề không hề đơn giản”. Đây cũng là nguyên nhân khiến con cá tra “bầm mình bầm mẩy”.

Từ việc các DN cạnh tranh lẫn nhau, khiến cá tra mất uy tín, mất giá, Việt Nam cũng chưa có một DN nào đủ mạnh đê có thể chi phối toàn bộ ngành. Hơn nữa, giữa các DN hầu như chưa có chiến lược hành động chung với nhau trong sản xuất, marketing, kinh doanh cá tra.

Còn về mặt marketing, Việt Nam thất bại hoàn toàn khi đưa ra những hình ảnh cá tra lúc nhúc giành ăn trong ao nuôi. Chưa kể, các thông tin về thức ăn, môi trường sống, tác động từ môi trường bên ngoài… đến con cá tra cũng rất tệ.

“Người tiêu dùng lên Google tìm kiếm và sẽ thấy vô số những hình ảnh không đẹp mắt về con cá tra Việt Nam. Những hình ảnh này sẽ tác động trực tiếp tới hành vi mua hàng của họ. Trong khi đó, những hình ảnh nuôi cá hồi, cá minh thái… thì khác hoàn toàn với hồ nước trong xanh, thanh bình” - ông Thông nhận định.

Bà Tô Tường Lan – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng thừa nhận, cho đến nay, sự quảng bá của Việt Nam cho cá tra chỉ tập trung vào việc tăng bán hàng bằng tiếp cận B2B thông qua các hội chợ quốc tế hay các kênh bán hàng khác. DN đánh giá sự tăng trưởng thông qua con số xuất khẩu tăng hàng năm, mở rộng thị trường… nhưng chưa có chiến lược tiếp cận đến người  tiêu dùng cuối cùng.

Còn đối với thị trường trong nước, truyền thông cho hình ảnh cá tra càng bị bỏ ngỏ hơn nữa khi việc tiếp cận thông tin với DN khá hạn chế. Có việc, khi báo chí tìm đến tham dự các buổi họp tổng kết ngành hoặc phỏng vấn cập nhật thông tin, đại diện một hiệp hội cá tra còn cho rằng, cá tra chủ yếu xuất khẩu nên… không cần truyền thông trong nước.

Khó tìm tiếng nói chung

Nhận thấy vai trò của truyền thông cho cá tra ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu…, đã có một số DN đề xuất cộng đồng cùng chung tay, cụ thể là xây dựng một quỹ phát triển thị trường, nhằm ứng phó với các sự cố truyền thông tại nước nhập khẩu…

Chuyện là, đầu năm nay, một đài truyền hình tại Tây Ban Nha phát phóng sự với nội dung “kể tội” con cá tra Việt Nam và khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên dùng cá tra 2 lần/tuần. Ngay lập tức, hàng loạt các vụ tẩy chay cá tra xảy ra tại khắp các thành phố lớn của Tây Ban Nha, nhất là những nơi tiêu thụ cá tra lớn như trường học, bệnh viện…  Tiếp theo đó, một số nhà phân phối đã từ chối bán khiến sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị ảnh hưởng trầm trọng.

Rút kinh nghiệm từ những lần bị “bêu rếu” trước đó, lần này, 20 DN xuất khẩu cá tra lớn đã ngồi lại với nhau, quyết định thành lập quỹ chung để ứng phó với các sự cố truyền thông ở châu Âu. Mục tiêu của các DN là đóng góp khoảng 200.000 USD để xây dựng lại hình ảnh cho cá tra ở thị trường này.

Thế nhưng, theo bà Tô Tường Lan, sau một thời gian phát động, quỹ chỉ thu được từ vài doanh nghiệp lớn, rồi cũng phải “kêu” lên Bộ NNPTNT nhờ hỗ trợ tạo nguồn lực ứng phó sự cố nêu trên.

TS Nguyễn Tiến Thông cho rằng, nếu cá tra Việt Nam làm được như sản phẩm cá hồi Nauy, trích ra một phần lợi nhuận để đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển thị trường, làm thương hiệu cho cá tra thì nay, hiệu quả kinh doanh đã khác.

“Nếu các DN xuất khẩu cá tra chỉ cần bỏ ra 0.05% giá trị xuất khẩu thì đã có được 1 triệu USD cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển). Số tiền này có thể dùng để thành lập các viện nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới và nhiều việc khác cho sự phát triển của cá tra trong tương lai” - ông Thông nhận định.

Còn theo bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Tập đoàn Vĩnh Hoàn, điều khiến DN bà lo lắng là hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu tìm hiểu thông tin nhà xuất khẩu ở hội chợ hoặc kết hợp đi thăm công ty, nhà máy… Đây cũng là điều tốt nhưng nó cũng nói lên rằng, phía nhà nhập khẩu có cảm giác không tin tưởng nhà xuất khẩu, không có nhiều thông tin về nhà xuất khẩu.

Do đó, nếu DN Việt Nam làm tốt khâu quảng cáo, marketing bản thân thì mức độ nhận diện trên thị trường cũng tốt hơn. Nhiều nhà nhập khẩu thậm chí phải đặt văn phòng tại Việt Nam hoặc phải di chuyển quá nhiều, tăng chi phí dẫn tới việc e ngại khi hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam.

“Một DN dù có mạnh đến đâu thì cũng khó có thể “ôm sô” hết được phần nghiên cứu thị trường, tạo ra sản phẩm mới… Do đó, cần có một quỹ nghiên cứu và phát triển chung cho ngành cá tra, và các DN phải biết chung tay lại” - TS Nguyễn Tiến Thông nhấn mạnh. 

Ở trong nước, VASEP được xem là “đại diện truyền thông” của các DN hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của các DN, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam… Thế nhưng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, VASEP chỉ mới giải quyết các vấn đề hằng ngày, hằng tháng của ngành mà chưa có những nghiên cứu về các vấn đề lâu dài, chưa chỉ ra được đường hướng phát triển của ngành.

 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 20/09/2017
Thuận Hải
Kinh tế

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 12:00 02/10/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 12:12 03/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 12:12 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 12:12 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 12:12 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 12:12 03/10/2023