Cá trích Việt Nam hút hàng, đút túi nhẹ nhàng 40 triệu USD

Một loài cá có nhiều ở vùng biển miền Trung đang được Mỹ, Nhật Bản mua với lượng lớn, mang lại giá trị xuất khẩu gần 40 triệu USD cho Việt Nam.

cá trích Việt Nam
Ngư dân Trương Văn Tùng (52 tuổi, ở thôn Hiển Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trúng lớn mẻ cá trích. Ảnh: K. Nguyên

Mỹ, Nhật Bản bất ngờ tăng mua cá trích Việt Nam

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường đang thu mua rất nhiều cá trích của Việt Nam, một loài cá có nhiều ở vùng biển miền Trung. VASEP cho biết, trong khi nguyên liệu nhiều loài hải sản khan hiếm thì cá trích, cá cơm vẫn là những sản phẩm Việt Nam có sẵn nguồn cung đánh bắt trong nước. Nhất là những tháng đầu năm nay, ngư dân các tỉnh miền Trung bội thu cá trích, tạo ra nguồn nguyên liệu cho DN chế biến xuất khẩu đi các thị trường.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá trích của Việt Nam đi các thị trường đạt 37,5 triệu USD, giảm 9% so với 41 triệu USD năm 2020. Có 30 thị trường đang mua sản phẩm cá trích từ Việt Nam nhưng top 5 thị trường chiếm tỷ trọng chi phối, gần 76% giá trị xuất khẩu là Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Đáng chú ý, xuất khẩu cá trích sang Thái Lan trong năm 2021 tăng tới 60%, sản phẩm cá trích xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu là cá hộp.

Năm 2021, xuất khẩu cá trích sang Nhật Bản đạt 7,8 triệu USD, tương đương năm 2020. Vì xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm từ trên 12 triệu USD năm 2020 xuống còn 6,3 triệu USD năm 2021 nên Nhật Bản trở thành thị trường lớn nhất trong năm qua. Sản phẩm cá trích xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là phile tẩm gia vị và một số sản phẩm cá đóng hộp. Mỹ, Nhật Bản vẫn có nhu cầu mua cá trích cao nhưng có quy định mới.

Tổng cục Thủy sản có yêu cầu với doanh nghiệp 

Hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá trích sang thị trường Nhật Bản đạt gần 2 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 20% tổng xuất khẩu cá trích đi các thị trường (10 triệu USD). Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO (VASEP), hiện nay, nguồn nguyên liệu đang sẵn có, nhu cầu thị trường gia tăng, nên xuất khẩu cá trích sang Nhật Bản sẽ tiếp đà tăng mạnh trong năm 2022. 

Tuy nhiên, từ tháng 12/2022, xuất khẩu cá trích (Sardine, Sardinops spp) sang Nhật Bản sẽ phải tuân thủ một quy định mới là phải có giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản, cùng với 3 sản phẩm khác là mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp). Trước yêu cầu mới của phía Nhật Bản, Tổng cục Thủy sản đã có công văn đề nghị VASEP thông báo đến toàn thể các doanh nghiệp thành viên để có những chuẩn bị kịp thời tránh làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động xuất khẩu hải sản sang thị trường Nhật Bản.

Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá trích tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 30%, sang Hàn Quốc tăng 67%, sang Australia tăng 86%... "Dự báo xuất khẩu cá trích sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới nhờ nguồn nguyên liệu và nhu cầu đều cao" - đại diện VASEP dự báo.

Cá trích (danh pháp khoa học: Sardinella) là một chi cá biển thuộc chi cá xương, họ Cá trích (Clupeidae). Đây là một loài cá có giá trị kinh tế lớn, là đối tượng quan trọng của nghề cá thế giới. Ở Việt Nam, cá trích có khoảng 10 loài, quan trọng nhất là cá trích tròn (S. aurita) và cá trích xương (S. jussieu).

Cá trích có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.

Dân Việt
Đăng ngày 05/04/2022
K.Nguyên
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:50 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:50 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:50 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:50 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:50 16/11/2024
Some text some message..