Cá yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản

Vi sinh vật hữu ích thường được sử dụng bao gồm một số loài như: Lactobacillus plantarum, L.acidophillus, L.casei, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Carnobacterium, Vibrio alginolyticus, Bacillus subtilis, B.licheniformis, B. megaterium, B.polymyxa, Actinomycetes, Nitrobacteria, Nitrosomonas… Cácnhóm vi khuẩntham giachuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và nước bao gồm Bacillus, Pseudomonas; nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển các chất độc hại như NH3, NO2-  thành các chất không độc như NO3-.

ao nuoi tom su

Vi sinh vật hữu ích, vai trò và ứng dụng trong nuôi trồng Thủy sản:

Vi sinh vật hữu ích làhổn hợp bổ sung có bản chất vi sinh vật sống, có tác động có lợi đối với vật chủ nhờ các tác động sau:

-        Cải thiện hệ vi sinh liên kết với vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường,
-        Cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn
-        Gia tăng khả năng đề kháng của vật chủ đối với mầm bệnh
-        Cải thiện chất lượng của môi trường sống.

Hầu hết những loài Bacillus không độc hại đối với động vật, khả năng sản sinh kháng sinh và enzym. Enzyme do vi khuẩn Bacillus tiết raphân hủy rất có hiệu quả các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Giống Bacillus có thể sinh trưởng tốt với nguồn carbon và nitơ thấp. Giống Bacillus cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bổ sung vi khuẩn này vào môi trường nuôi tôm sú thì tỉ lệ sống của tôm được cải thiện đáng kể và hệ miễn dịch tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, chúng còn hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và trong môi trường giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn và khống chế vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng chế phẩm từ vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Về chủng loại, chế phẩm vi sinh vật hữu ích có 2 loại: loại dùng để xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn cho tôm cá.

Cơ chế tác động

Mặc dù có nhiều bài báo khoa học về vấn đề vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản được công bố trong vài thập kỷ qua, nhưng cách tiếp cận vấn đề thường mang tính thực nghiệm và những thảo luận về cơ chế tác động thường mang tính suy diễn. Cơ chế tác động chính xác của các vi sinh vật hữu ích hiếm khi được làm rõ một cách hoàn toàn. Có thể tóm tắt 7 cơ chế tác động của vi sinh vật hữu ích như sau:

-        Sản sinh ra các hợp chất ức chế vi sinh vật có hại
-        Cạnh tranh chất dinh dưỡng và năng lượng với vi sinh vật có hại
-        Cạnh tranh chất sắt với vi sinh vật có hại
-        Cạnh tranh nơi cư trú với vi sinh vật có hại
-        Tăng cường các phản ứng miễn dịch
-        Tác động qua lại với thực vật phù du
-        Cải thiệnchất lượng nước.

Bacillus có thể tạo ra một số chất kháng khuẩn hoặc một vài sản phẩm có thể khống chế Vibrio harveyi. B. subtilis cũng được tìm thấy có khả năng tiết ra một số hợp chất diệt khuẩn và diệt nấm. Sản phẩm các kháng sinh được tiết ra là difficidin, oxydifficidin, bacitracin, bacillin, bacilomycin B có khả năng kháng các loài vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số dòng vi khuẩn có khả năng diệt một số loài tảo, đặc biệt là tảo gây ra hồng triều. Các dòng vi khuẩn  này có thể không tốt đối với ương ấu trùng bằng nước xanh, nhưng sẽ có lợi khi tảo phát triển quá mức trong ao nuôi. Nhiều dòng vi khuẩn khác có khả năng kích thích sự phát triển của tảo.

Các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng

Tùy theo thành phần của chế phẩm vi sinh mà các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, ánh sáng, hóa chất, kháng sinh… cần được quan tâm trong quá trình sử dụng.  Nồng độ muối thích hợp tùy thuộc vào giống vi khuẩn. Biên độ dao động của giống Bacillus có thể từ 0-40‰, do đó vi khuẩn này có khả năng phân bố rộng và chiếm ưu thế. Nhiệt độ trong ao nuôi cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn và tốc độ phân hủy hữu cơ. Nhiệt độ càng cao (trong khoảng thích hợp) thì tốc độ phân hủy càng nhanh, nhiệt độ 25-30ºC là thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các nhóm vi sinh vật, nếu nhiệt độ ở 18ºC thì tỉ lệ sinh trưởng bị giảm 50%, ngưng hoạt động ở 4ºC, vi khuẩn sẽ chết ở 0ºC và 49ºC.

Trong hầu hết các chế phẩm vi sinh vật hữu íchcó mặt trên thị trường hiện nay thành phần chính là vi khuẩn Bacillus subtilis.  B. subtilis là trực khuẩn Gram (+), di động, có kích thước 2-3x 0,7-0,8 µm, nội bào tử ở trung tâm có kích thước 1,5-1,8 x 0,8 µm. Ở điều kiện 100oC, bào tử B. subtilis chịu đựng được 180 phút, có tính ổn định cao với nhiệt độ thấp và sự khô cạn, tác động của hóa chất, tia bức xạ. B. subtilis hình thành bào tử khi môi trường biến đổi đột ngột hoặc sống trong thời gian dài dưới những điều kiện bất lợi như khan hiếm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, B. subtilis cũng có thể phản ứng với sự thiếu dinh dưỡng bằng cách di chuyển từ nơi nghèo dinh dưỡng đến nơi có nguồn dinh dưỡng cao hơn nhờ vào hoạt động của roi.

Nitrosomonas và Nitrobacter là vi khuẩn mẫn cảm với ánh sáng, đặc biệt ánh sáng màu xanh dương và tím.Khoảng pH thích hợp cho Nitrosomonas là 7,8-8, Nitrobacter là 7,3 - 7,5.Nitrobacter sẽ tăng trưởng chậm hơn ở các mức pH cao đặc trưng cho các thủy vực nước mặn. Nitrosomonas sống ở những nơi giàu NH3 vàcác muối vô cơ như trong bùn đáy ao, nước cống, nước ngọt, các thủy vực bị ô nhiễm chứa nhiều hợp chất nitơ nhằm tránh ánh sáng. Nitrobacter không có khả năng di động và cần phải bám vào bề mặt giá thể như đá, cát, hay một giá thể sinh học nào… chúng có thể phát triển thuận lợi nhờ tiết ra một chất nhầy từ màng bao bên ngoài. Nitrobacter không thể sống trong môi trường khô.

Trong nước, có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ở các điều kiện bất lợi nhờ dùng các vật chất dự trữ bên trong tế bào và khi các vật chất này cạn kiệt chúng sẽ chết. Các chất oxy hóa mạnh như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine… và kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn làm giảm hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu ích. Do đó, không dùng các loại hóa chất này sau khi đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu ích.

UV Việt Nam
Đăng ngày 08/03/2012
Ths. Phạm Thị Tuyết Ngân - KTS, ĐH Cần Thơ
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:50 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:50 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:50 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 29/03/2024