Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
Tôm bố mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất trong quá trình sinh sản

Các nghiên cứu đã xác định nhu cầu về protein trong quá trình thành thục và sinh sản cao hơn nhiều so các giai đoạn không sinh sản. Hàm lượng protein trong thức ăn tươi luôn cao hơn và phù hợp hơn cho nhu cầu dinh dưỡng của tôm bố mẹ. 

Các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho tôm bố mẹ 

Dưới đây là tên một số chất cần cung cấp cho tôm bố mẹ trong quá trình sinh sản: 

- Lipid (Chất béo) 

- Protein (Đạm) và Amino Acid 

- Carbohydrates 

- Vitamin và khoáng chất 

- Carotenoids 

- Hormones 

- Nucleotides 

Một số thức ăn được khuyến cáo nên cho tôm bố mẹ sử dụng 

Con dời (Nereis virens) 

Con dời (Nereis virens) hay còn gọi là giun nhiều tơ, là thức ăn phổ biến và không thể thiếu đối với tôm bố mẹ. Đây là nguồn thức ăn vô cùng quan trọng khi có những hoạt chất có giá trị sinh học mà tôm bố mẹ hấp thụ, kích thích sự phát triển buồng trứng nhanh và đạt chất lượng cao của tôm bố mẹ.  

Giun nhiều tơGiun nhiều tơ

Ngoài ra, con dời còn giúp tôm bố mẹ tăng số lượng ấu trùng trên mỗi con cái, tăng tỷ lệ giao phối và tăng chất lượng tinh trùng và phục hồi tốt hơn sau mỗi lần sinh sản.

Từ lâu nay, nguồn dời chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, tuy nhiên với một số nghiên cứu gần đây cũng như trong thực tế sản xuất người ta thấy rằng khi kiểm tra nguồn dời được thu hoạch tự nhiên thì nguy cơ các mầm bệnh virus và đặc biệt vi khuẩn Vibrio paraharemolitycus gây hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm với tỉ lệ tương đối cao. Chính vì sự không kiểm soát chất lượng và sản lượng ngày càng sụt giảm từ khai thác con dời tự nhiên. 

Mực ống (Loligo vulgaris) 

Mực ống là thức ăn tươi sống tiếp theo được sử dụng trong các cơ sở sản xuất tôm giống. Đây là loài động vật biển giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và các chất khoáng, giàu chất béo giúp tôm phát triển nhanh chóng, đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm. 

Mực ống có hàm lượng protein cao nhất nhưng lại chứa hàm lượng lipid thấp; tuy nhiên, tỷ lệ HUFA trong tổng lượng lipid cao. Thịt mực là một nguồn cholesterol tuyệt vời, là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn cho sự tăng trưởng và năng suất sinh sản thành công của tôm.  

Mực ốngMực ống

Trong tổng số protein và lipid của thức ăn tươi sống, mực có hàm lượng 84,5% protein và 3,1% lipid, hàm lượng HUFA đạt 26,86% . Khi sử dụng mực làm thức ăn cho tôm bố mẹ, mực tươi hoặc đông lạnh thường được cắt nhỏ trước khi cho tôm bố mẹ ăn. 

Hàu (Magallana gigas) 

Hàu là một trong những nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, chúng cung cấp một lượng lớn protein và các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm và magie, đặc biệt là giàu axit béo omega 3, tăng cường chức năng miễn dịch cho tôm bố mẹ. Hàm lượng dinh dưỡng của hàu cao, với protein khô đạt 48%; chất béo đạt 10,8%, hàm lượng HUFA đạt 2,98%. 

Để đảm bảo về sản lượng hàu cung cấp cho sản xuất, không phụ thuộc vào nguồn hàu tự nhiên, nhiều dự án và nghiên cứu về tối ưu hóa sản xuất hàu được đưa ra nhằm thiết lập một giao thức cho quá trình chuẩn bị giống trong nhà máy, giúp đạt được số lượng ấu trùng sống tốt nhất trong suốt cả năm, đặc biệt là ngoài mùa tự nhiên. Điều này giúp cho việc tạo nguồn thức ăn đầy đủ và giàu dinh dưỡng để nuôi vỗ tôm bố mẹ. 

HàuHàu

Ốc ký cư (Dardanus calidus) 

Ốc ký cư được xem là nguồn thức ăn đặc biệt không thể thiếu được sử dụng nuôi vỗ tôm sú bố mẹ. Là loài mang lại tỷ lệ sống và khả năng sinh sản tốt cho tôm bố mẹ nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng Omega 3 và Omega 6 cao. 

Ở Việt Nam, các nhà sản xuất giống đã sử dụng ốc ký cư để nuôi vỗ tôm sú bố mẹ từ khoảng năm 1993. Những con ốc này có thể được tìm thấy với số lượng lớn trong các vũng đá dọc theo bờ đá hoặc trên các thảm cỏ biển đầy cát. Người nuôi thường đập vỡ vỏ và ngâm vào chậu nước biển, nơi cua sẽ bò ra khỏi vỏ và dễ dàng thu gom. Trung bình một con tôm bố mẹ khỏe mạnh có thể tiêu thụ từ 8 đến 10 con ốc ký cư mỗi ngày. 

Hàm lượng dinh dưỡng của ốc ký cư cho thấy protein thô là 52% (chất khô) và thành phần axit béo có hàm lượng omega 6 cao (tỷ lệ omega 3: omega 6 là 1,96) có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sự thành thục buồng trứng của tôm bố mẹ. 

Ốc ký cưỐc ký cư

Ốc ký cư là thức ăn tốt nhất cho tôm bố mẹ tuy nhiên, trong nghiên cứu của Chan & cs, (2012) cho thấy ốc ký cư có thể là vật chủ trung gian mang mầm bệnh do virus Đốm trắng gây ra trên tôm. Vì vậy, không khuyến cáo sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi vỗ tôm bố mẹ và cần kiểm tra, quản lý, đảm bảo nguồn thức ăn sạch bệnh trước khi cho tôm bố mẹ ăn để hạn chế lây lan mầm bệnh. 

Thức ăn công nghiệp 

Thức ăn tươi sống có nhiều mặt hạn chế như giá cao, nguồn cung cấp không ổn định về số lượng, chất lượng dinh dưỡng, khó bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, rủi ro về lây truyền dịch bệnh sang tôm bố mẹ cao. Vì vậy, nghiên cứu phát triển thức ăn viên tổng hợp để thay thế một phần hoặc toàn phần thức ăn tươi sống nhằm giảm thiểu những hạn chế của thức ăn sống. Hơn nữa việc sử dụng thức ăn tổng hợp còn giúp cho việc bổ sung vitamin, khoáng và các dưỡng chất cần thiết vào khẩu phần ăn của tôm bố mẹ được dễ dàng hơn. 

Thức ăn công nghiệpThức ăn viên 

Trong quá trình thành thục sinh dục của tôm, dinh dưỡng dự trữ chủ yếu là từ gan tụy, được huy động để hỗ trợ sự phát triển của buồng trắng và túi tinh. Các mô dự trữ có thể bị cạn kiệt nhanh chóng. Vì vậy, chế độ ăn uống trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho trứng phát triển. 

Đăng ngày 07/12/2023
Mây @may
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 21:24 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 21:24 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 21:24 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 21:24 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 21:24 18/11/2024
Some text some message..