Các chu trình chuyển hóa vật chất quan trọng trong ao nuôi

Các chu trình chuyển hóa vật chất có mối quan hệ mật thiết và đóng vai trò quyết định đến hệ sinh thái ao nuôi tôm cá.

ao nuôi tôm cá
Chuyển hóa vật chất quyết định chất lượng nước trong ao nuôi tôm cá.

Trong ao nuôi tôm cá, các thành phần sinh vật tồn tại và có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau và có mối liên quan chặt chẽ với môi trường tạo nên một hệ sinh thái của ao nuôi. Chính vì vậy, khi có thành phần trong môi trường ao nuôi bị biến động sẽ ảnh hưởng đến môi trường chung và tác động xấu đến các sinh vật khác.

Tìm hiểu về hệ sinh thái trong ao nuôi tôm mục tiêu là đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật với nhau và với môi trường trong ao nuôi thâm canh, các yếu tố để duy trì một hệ sinh thái ổn định tạo một môi trường tốt cho sự phát triển của tôm cá.

Chu trình Oxy và Carbon

Nguồn gốc của oxy trong ao nuôi gồm hai nguồn cơ bản là do quang hợp của các thực vật thủy sinh trong ao tạo thành và do sự hoà tan từ khí quyển. CO2 hòa tan trong nước từ các nguồn sau: hô hấp của các thủy sinh vật sống trong ao nuôi thải ra, từ sự phân hủy các chất hữu cơ, hòa tan từ khí quyển và do dịch chuyển cân bằng. Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh trong hệ thống ao nuôi thâm canh có tầm quan trọng rất lớn. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính đối với nuôi trồng thủy sản và là nguồn thức ăn hữu cơ trong hệ sinh thái, cung cấp cơ bản O2 trong môi trường nước.


Khi cacbon hữu cơ được hình thành thì O2 được giải phóng và một trong những nguyên nhân tiêu thụ O2 lại là sự phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Sự phân hủy xảy ra theo 2 hướng; hướng thứ nhất là tạo thành các mùn bã hữu cơ; hướng thứ hai: là tạo thành các chất vô cơ đơn giản như CO2, hơi nước, muối hoặc các loại khí độc như H2S, NH3 trong điều kiện yếm khí, các loại khí này nếu vượt quá nồng độ cho phép thì sẽ gây ảnh hưởng cho tôm nuôi, thường ở ao nuôi thâm canh sau hơn 1 tháng nuôi thì bắt đầu tích lũy các chất hữu cơ ở đáy và quá trình phân hủy sẽ xảy ra.

Chu trình Nitơ

Nitơ có thể đi vào ao nuôi từ không khí dạng nitơ phân tử (N2), và một số phân tử nitơ có thể được cố định trong chất hữu cơ nhờ tảo lam và vi khuẩn. Nước mưa rơi vào ao có chứa nitrate và vài dạng khác nhau của nitơ có thể đi vào ao qua cấp nước. Nitơ vô cơ có thể được đưa vào trong phân bón, nitơ hữu cơ có trong thức ăn và phân hữu cơ. Nitơ còn có nguồn gốc từ quá trình phân hủy các protein trong vật chất hữu cơ điều kiện bình thường (có O2) và điều kiện yếm khí (không có O2). Trong ao, nitơ trải qua sự biến đổi từ hoạt động sinh học.


Chu trình của nitơ bắt đầu từ quá trình quang hợp và được kết thúc bằng sự phân hủy xác động vật, thực vật thủy sinh. Theo chu trình đó nitơ chuyển hóa từ thể hữu cơ phức tạp thành hợp chất vô cơ đơn giản được gọi là sự hoàn sinh. Nhờ có quá trình hoàn sinh này mà các muối dinh dưỡng được bổ sung liên tục cho ao nuôi. 

Chu trình Photpho

Các nguồn photpho trong ao nuôi: Từ nguồn nước cấp cho ao nuôi, từ thức ăn bổ sung, từ sự phân hủy hợp chất hữu cơ. Nền tảng của liên kết photpho trong môi trường là acid H3PO4, nó tạo thành khoáng chất  với các cation như Ca2+, Al3+, Fe3+... Vòng tuần hoàn của photpho trong ao nuôi có thể tách làm hai phần: photpho trong nước và photpho trong bùn. Photpho có trong nước tự nhiên ở các dạng PO4-, H2PO4-, HPO42- của acid H3PO4  do có sự phân ly:

H3PO4  ⇆ H+  + H2PO4-

H2PO4-  ⇆ H+   +  HPO42-

HPO4 ⇆ H+  + PO43-

Chu trình lưu huỳnh

Nguồn lưu huỳnh trong ao nuôi thủy sản từ nước chứa nhiều ion SO42- cung cấp cho ao nuôi và thức ăn bổ sung. Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và sử dụng một phần của thành phần này để xây dựng tế bào của chúng và vô cơ hóa phần còn lại. Trong môi trường hiếu khí lưu huỳnh bị oxy hóa thành H2S. Dưới những điều kiện yếm khí, vi khuẩn phản sunphate SO42- là chất nhận điện tử và chuyển hóa SO42- thành H2S (quá trình phân giải, khử sunphate hóa). Khí H2S được sinh ra trong quá trình trên là chất độc đối với tôm nuôi trong ao và sự tồn tại của oxy trong nước. 

Cuối cùng, tôm cá sống trong môi trường nước, chỉ một yếu tố trong môi trường nước thay đổi cũng có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đối tượng sống trong đó. Vì vậy, chất lượng nước đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng của vụ nuôi. Để tăng năng suất, người nuôi phải can thiệp các biện pháp kỹ thuật để có thể duy trì chất lượng nước ổn định và thuận lợi cho động vật thủy sản phát triển trong suốt quá trình nuôi.

Đăng ngày 23/09/2020
Marine
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 13:54 16/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 13:54 16/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 13:54 16/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 13:54 16/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 13:54 16/06/2025
Some text some message..