Các chú ý trong chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?

Tôm lột vỏ
Tôm thường lột xác vào ban đêm tầm 22h – 2h sáng hôm sau. Ảnh: mybinh.com.vn

Nắm bắt dấu hiệu tôm lột xác

Nắm rõ thời gian lột xác của tôm để có phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp tôm lột và cứng vỏ nhanh hơn. Hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là một số đặc điểm của quá trình trên:

- Tôm lờ đờ, ít vận động hơn thường ngày. Vỏ tôm rất cứng. Tôm sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn và tìm đến những nơi có nhiều oxy.

- Phần đầu gần mắt có dấu chấm trắng. Phần tiếp giáp giữa đầu với thân có khoảng trắng hở. Nếu khoảng trắng càng hở thì quá trình lột xác càng đến gần.

- Phần gan và tụy của tôm sẽ to hơn bình thường. Vì chúng đang tích lũy nguồn dinh dưỡng cho quá trình lột vỏ diễn ra nhanh chóng.

- Tôm uốn cong cơ thể, chân càng đạp giật liên tục để cố gắng tách lớp vỏ ra khỏi mình.

Tôm thường lột xác vào ban đêm tầm 22h – 2h sáng hôm sau. Đối với những con tôm khỏe mạnh, quá trình này chỉ kéo dài 5 – 7 phút. Sau khi lột xác, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin vẫn chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.

Cung cấp thức ăn

Để lột xác tốt, tôm cần được cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm khoảng 32-45%.

Hiểu rõ chu kỳ lột xác của tôm:

- Giai đoạn từ 1 -15 ngày: tôm sẽ lột vỏ hằng ngày

- Giai đoạn từ 15 – 30 ngày: 2 đến 3 ngày một lần

- Giai đoạn 30 – 45 ngày: 3 đến 5 ngày một lần

- Giai đoạn 45 – 75 ngày: lột vỏ hàng tuần

- Giai đoạn 75 – 90  ngày: 10 ngày một lần

- Giai đoạn 90 ngày trở lên: 14 ngày một lần

Quy trình lột vỏCác giai đoạn lột xác của tôm thẻ. Ảnh: uv-vietnam.com.vn

Quản lý môi trường nước

Bà con cần lưu ý hàm lượng oxy cho tôm. Vì giai đoạn này, nhu cầu oxy của chúng tăng lên gấp đôi. Cần liên tục quạt nước và sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất là khoảng 5 – 6 mg/ lít.

Ao có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng chất càng lớn. Tôm sẽ lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ.Đối với những ao thiếu khoáng thì tôm lột vỏ lâu hơn và vỏ bị mềm.

Ao có độ mặn thấp cần được bổ sung khoáng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu độ mặn vượt quá 25% thì vỏ tôm sẽ dày và cứng, tôm lột vỏ lâu hơn.

Tôm lột xác khi pH đạt 7 – 8,5 và tốt nhất là từ 7,5 – 7.9. Để ổn định độ pH, quý bà con cần duy trì độ trong của ao nuôi từ 30 – 40cm. Ngoài ra, để tôm sinh trưởng tốt, người nuôi cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên để đảm bảo lượng khoáng đầy đủ cho tôm.

Kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác

Yếu tố dinh dưỡng

Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Vì tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đẩy vỏ nên không thể nứt ra để lột xác.

Khoáng chất

Vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3 và một ít (Mg) và (P). Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ mang. Vì vậy, bà con nên sử dụng các khoáng tạt trực tiếp xuống ao nhằm bổ sung lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm.

Môi trường nuôi

Môi trường nuôi không tốt sẽ ức chế quá trình lột xác của tôm. Vì vậy, bà con cần chú ý đến chỉ số môi trường.

pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác của tôm. Độ pH trong ao thích hợp để tôm lột xác tốt nhất pH 7,5 – 8,0.

Oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm tăng gấp đôi nên cần tăng cường sục khí trong ao bằng quạt nước. Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 4 – 6mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm.

Vỏ tômMôi trường nuôi không tốt sẽ ức chế quá trình lột xác của tôm. Ảnh: Tép Bạc

Độ mặn: Độ mặn trong ao nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ. Vì vậy, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải tăng cường việc bổ sung khoáng cho tôm.

Độ kiềm: Kiềm trong nước quá thấp làm tôm khó lột vỏ, lâu cứng vỏ.Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên phải duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên. Bằng cách sử dụng vôi và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm, giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

Do một số bệnh

Tôm bị mắc một số bệnh như: nấm, đóng rong, tôm còi,… cũng khiến cho quá trình lột xác diễn ra chậm, tệ hơn nữa là tôm không thể lột vỏ.

Để đảm bảo quá trình lột xác của tôm diễn ra dễ dàng, bà con có thể can thiệp bằng cách cung cấp thêm các khoáng chất dinh dưỡng giúp gia tăng tỷ lệ lột vỏ thành công. Đồng thời nên chú ý các yếu tố kể trên, giữ ao nuôi ở mức ổn định nhất có thể.

Đăng ngày 03/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 14:22 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 14:22 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 14:22 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 14:22 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:22 28/11/2024
Some text some message..