Các cụ già đi xin cá

Tờ mờ sáng, khi những chiếc thuyền từ khơi xa trở về cũng là lúc một số cụ già bắt đầu chèo ghe hoặc cuốc bộ hàng chục cây số đến các xưởng cá để xin cá về đổi gạo.

cho cá
Bà Trần Thị Chướng may mắn được ngư dân cho hàng chục ký cá từ chiếc thuyền vừa trở về.

Những chiếc thuyền lớn cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi). Xa xa có vài chiếc ghe chèo lượn trên mặt nước. Đó là ghe của những người già “hành nghề” xin cá biển.

Một chiếc thuyền chèo vào, bà cụ Trần Thị Chướng, 74 tuổi, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi vịn tay chèo vào thân thuyền, gọi vọng: “Cho bà xin ít cá về đổi gạo với”. Bà Chướng kể, trước kia bà hay đi biển nhưng về già không lặn lội nghề tôm cá được. Nay bà chèo thuyền đi từng xưởng cá, hễ thuyền cập bến là ghe bà có mặt. Đến trưa là bà lại chèo về Tịnh Kỳ. Chiếc thuyền gỗ mục đã theo bà cả chục năm, sóng gió bà chẳng sợ. Mỗi ngày, bà kiếm chừng 20-30 nghìn đồng đổi cá lấy gạo, lấy quần áo mặc. “Ở đây có mấy ông làm rớ (lưới) cá già rồi cũng chèo thuyền như tôi đi xin cá mỗi ngày, có người già quá, ốm đau nhiều nghỉ chèo rồi”, bà kể.

xin cá
Bà Trương Thị Dương (84 tuổi) vẫn cuốc bộ xin cá hằng ngày. Ảnh: Nguyễn Trang

Một số cụ già neo đơn trong xã cũng lặn lội đi bộ đến xưởng để kiếm cơm. Tại một xưởng cá, ba cụ già, mỗi người mang một chiếc bao, đứng xếp hàng chờ đến khi cá bốc lên xe tải, còn lại cá nhỏ thì xin người ta mang về. Bà Bùi Thị Khương (72 tuổi, thôn Định Tân, xã Bình Châu) đứng đợi cả sáng. “Tôi sống một mình, hồi còn trẻ thì đi làm thuê cho người ta, giờ già rồi. Nhà nước cho tiền neo đơn được 180 nghìn mỗi tháng. Mỗi sáng, tôi đi bộ cả ra cảng, đi quanh các xưởng cá xin cá về ăn qua ngày”, bà kể.

Bà Trương Thị Dương (84 tuổi, thôn An Hải), chồng mất, con cái đi biển hết, mình bà ở nhà, vườn rau làm không được. Mấy năm nay, bà đi bộ ra cảng, cứ đi được quãng lại nhờ quá giang xe. Đến trưa, bà ghé chợ ăn miếng cơm, đợi đến chiều, có thuyền về, bà lại khăn gói đi xin. Bà Nguyễn Thị Đầy (thôn Phú Quý) không chồng, sống thui thủi một mình, lúc trẻ làm ruộng, giờ 84 tuổi vẫn phải xin cá sống qua ngày.

Trên tay những người xin cá có khi có đủ loại cá, nhưng có lúc lại chẳng có con nào. Họ cứ đứng đó, đến khi được vài người trên bến dưới thuyền cho ít cá, nhưng có khi đợi cả sáng chẳng có ai cho lại đi bộ về. Ngư dân Võ Bảy (xã Bình Châu) nói: “Mỗi ngày có nhiều cụ già đến cảng xin cá về bán mua gạo, mua quần áo mặc, hoặc ăn qua ngày”.

Báo Tiền Phong, 11/10/2015
Đăng ngày 12/10/2015
Nguyễn Trang
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:35 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:35 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:35 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:35 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:35 05/11/2024
Some text some message..