Các nghiên cứu thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản

Cỏ gà (Cynodon dactylon), Bầu nâu (Aegle marmelos), cây Thần thông (Tinospora cordifolia), Họ hoa mõm sói (Picrorhiza kurroa) và Cỏ mực (Eclipta alba)... là những cây dược liệu được nghiên cứu ứng dụng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Vậy chúng có tác dụng gì?

Tổng hợp các nghiên cứu thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản
Thảo mộc ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản

Chiết xuất thảo mộc và nuôi trồng thủy sản bền vững

Tình hình kháng thuốc trên động vật thủy sản diễn ra ngày càng phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về môi trường, an toàn thực phẩm và sức khoẻ mà các hệ thống nuôi trồng thông thường phải đối mặt.

 Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng việc buôn bán thảo dược, các sản phẩm dược liệu thực vật và nguyên liệu thô đang tăng nhanh với tỷ lệ hàng năm từ 5 đến 15%. Các loại thảo mộc và cây thuốc hứa hẹn sẽ trở thành nguồn cung cấp các liệu pháp chữa bệnh cho nuôi cá vì các sản phẩm này cung cấp với giá rẻ hơn để điều trị và chính xác hơn mà không gây độc (Madhuri và cộng sự., 2012).

Các chế phẩm thảo dược có vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh vì chúng có chứa các thành phần hoạt tính với chất chống oxy hoá, chống vi khuẩn, chống stress, kích thích tăng trưởng, kích thích sự thèm ăn, tăng cường miễn dịch và kích thích sinh sản. Các tính chất này liên quan đến các hợp chất trong thực vật như alkaloids (có trong cây xoan), flavonoid, sắc tố, phenolics, terpenoid, steroid và tinh dầu. Việc áp dụng thuốc thảo dược đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm và được báo cáo trong các bài báo thực hành thực địa.

Nghiên cứu tác dụng thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản

Hoạt động kháng khuẩn

Trong hầu hết các trường hợp, phenolics, polysaccharides, proteoglycans và flavonoids đóng một vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát các vi khuẩn lây nhiễm. Theo Citarasu và cộng sự (2003) chiết xuất hexane có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn và rộng hơn các chiết xuất khác (Adiguzel và cộng sự, 2005). 

Chiết xuất từ lá Bàng (Terminalia catappa) của Ấn Độ là một loại thuốc kháng với các vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila. Sự phát triển của hai chủng của A. hydrophila đã được ức chế ở mức 0,5 mg/mL (Chitmanat và cộng sự, 2005). 

thảo dược, thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược trong nuôi trồng thủy sản, loài thủy sản

Cây ổi (Psidium guajava) có hoạt tính kháng khuẩn chống lại VibrioAeromonas hydrophila ở mức tối thiểu lần lượt là 1,25 và 0,625 mg/mL. Ethanol chiết xuất từ ​​rễ có tác dụng ức chế tuyệt vời đối với sự phát triển của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. 

Origanum vulgare

Trên thực tế, hầu hết các chất chiết xuất thảo mộc phải có hàm lượng cao để có thể có các hiệu quả tương đương với chất kháng sinh. Lá thơm Oregano (Origanum vulgare) chứa hơn 30 chất kháng khuẩn. Làm giàu Artemia nauplii với chiết xuất ​​methanol của Solanum trilobatum, Andrographis paniculataPsorolea corylifolia và cũng làm giảm lượng Vibrio trong hậu ấu trùng tôm sú. 

Hoạt động kháng virus

Nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng từ lâu như là biện pháp khắc phục tại nhà và một số trong đó có các đặc tính chống virus mạnh. Một số ít được tìm thấy có hoạt tính kháng virus cá khi nuôi cấy mô (Direkbusarakom et al., 1996). 

Origanum vulgare

Các chất chiết xuất methanol của năm loại dược liệu khác nhau, như Cỏ gà (Cynodon dactylon), Bầu nâu (Aegle marmelos), cây Thần thông (Tinospora cordifolia), Họ hoa mõm sói (Picrorhiza kurroa) và Cỏ mực (Eclipta alba), được bổ sung vào thức ăn đối với tôm nhiễm WSSV. Các giá trị huyết thanh, sinh hóa và miễn dịch tốt hơn đã được tìm thấy trong tôm ăn chế độ ăn có kết hợp với chất kích thích miễn dịch (Citarasu và cộng sự, 2006).

Aclypha indica trong nuôi tôm, thảo dược trong nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu thảo dược thủy sản

Các chất chiết xuất từ ​​thảo mộc Acalypha indica, C. dactylon, W. Somnifera đã giảm thiểu tác hại của WSSV sau khi đưa các chất chiết xuất từ ​​thảo mộc vàò hỗn hợp ủ bệnh với WSSV (Yogeeswaran và cộng sự, 2007).

Hoạt động chống nấm

lá bàng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược trong nuôi trồng thủy sản

Giống như các tác nhân kháng khuẩn và kháng virus thảo dược để nuôi trồng thủy sản, đã góp phần hạn chế các mầm bệnh nấm của trên cá/tôm. Các chất chiết xuất thực vật thảo mộc ảnh hưởng đến sự phân tách các thành tế bào nấm, làm thay đổi màng thấm tế bào ,ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và tổng hợp protein, cuối cùng tiêu diệt nấm, khống chế thành công các tác nhân gây bệnh như Aspergillus flavusFusarium oxysporum, bởi các chất chiết xuất ethanol, methanol và hexane từ lá hạnh nhân Ấn Độ (O. Basilicum), chiết xuất từ cây Bàng (T. Catappa) có thể làm giảm nhiễm nấm trong trứng cá rô phi (Chitmanat et al., 2005 ). 

Kích thích miễn dịch

Coriolus versicolor nấm vân chi trong nuôi trồng thủy sản, tác dụng nấm vân chi với tôm

Coriolus versicolor kích thích hệ miễn dịch vật nuôi thủy sản

Kim et al., (2007) đã chứng minh hoạt động lysozyme cao hơn 80% và hoạt động thực bào bạch cầu cao hơn 66% trong cá bơn (Paralichthys olivaceus) cho ăn có bổ sung các chất chiết xuất từ Nấm thượng hoàng (Phellinus linteus) và Nấm vân chi (Coriolus versicolor). 

Trên cá Song (Epinephelus bruneus) cho ăn một chế bổ sung chiết xuất ethanol từ nấm P. linteus trong 30 ngày cho thấy cao hơn đáng kể (P <0,05) hoạt động trong huyết thanh lysozyme, hoạt động thực bào, chỉ số thực bào, hoạt động của Superoxide dismutase và Glutathione peroxidase so với cá ăn không bổ sung có chiết xuất nấm (Harikrishnan và cộng sự, 2011). 

Ngày càng có nhiều nghiên cứu trong việc sử dụng dược liệu như chất kích thích miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản, bao gồm chiết xuất glycyrrhizin của Chùm ruột núi (Emblica ficinalis), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cây Cang Mai (Adathoda vasica), O. sanctum, W. Somnifera, Aegle marmelos, T. cordifoliauơr, P. kurroaE. alba chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh như: Vibrio harveyi, A. hydrophila và cả WSSV.

Kích thích thành thục sinh dục

Asparagus racemosus trong nuôi trồng thủy sản, ứng dụng Asparagus racemosus

Cây dược liệu cũng được biết là có tác dụng kích thích tố và một số loại thảo mộc đã được sử dụng như là chất kích thích sinh sản tự nhiên trong liệu pháp thay thế hormone. Măng tây (Asparagus racemosus) kết hợp với 5% cám gạo giúp tăng cường sinh sản và các thông số liên quan khác (Deviet al., 1995).

 Một sản phẩm thảo dược phát triển trong phòng thí nghiệm của tác giả đã tạo ra hiệu quả sinh sản tốt ở Artemia franciscana (Hilda 1992, Mariakuttikan 1993).

Kích thích sự thèm ăn

Nhiều báo cáo đã ghi nhận hiệu quả của các loại thảo mộc như là chất khai vị và thúc đẩy tăng trưởng trong các loài thủy sản. Theo Lee và Gao (2012), các loại thảo mộc hoạt động như là một hương vị và do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn như tiết dịch tiêu hóa và tăng lượng thức ăn ăn vào, đồng thòi giảm FCR (Venketramalingam và cộng sự, 2007). 

Theo Jitendrakumar T. Tandel, Kirtankumar V. Tandel, Smit Lende and Vivek Shrivastava

Đăng ngày 09/08/2017
TRỊ THỦY
Kỹ thuật

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 11:13 29/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 14:28 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 14:28 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 14:28 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 14:28 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 14:28 30/09/2023