Các nhà khoa học khẳng định giá trị của những vùng cấm đánh bắt

Một nghiên cứu cho thấy việc thành lập các khu bảo tồn biển có thể làm cho các loài thủy sản thích ứng với hành vi:ít rời xa các khu vực có áp lực khai thác thấp.

Một nghiên cứu cho thấy việc thành lập các khu bảo tồn biển có thể làm cho các loài thủy sản thích ứng với hành vi:ít rời xa các khu vực có áp lực khai thác thấp.
Hình minh họa

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học British Columbia (UBC) cho thấy: một số loài cá có xu hướng ở trong khu bảo tồn, nơi chúng được bảo vệ để không bị đánh bắt, trong khi các loài cá khác thì di chuyển khắp nơi. Những con đầu tiên sẽ tiếp tục sống trong các khu vực được bảo vệ, truyền hành vi này cho thế hệ tiếp theo, góp phần gia tăng số lượng cá thể trong quần đàn ở các thế hệ sau.

Jonathan Mee, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Ngay cả đối với các loài cá như cá ngừ và cá mập cũng mất rất nhiều thời gian để đi xa bờ, vì vậy các khu bảo tồn là một công cụ bảo tồn quan trọng. Chúng tôi đã sử dụng mô hình toán học để tìm ra những điều kiện mà các khu bảo tồn biển có thể thúc đẩy cá tiến hóa để khỏi bị bắt”.

Trong một hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học của UBC và dự án Biển quanh chúng ta tại Viện Đại dương và Nghề cá, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng các hoạt động của cá ngừ vằn, cá ngừ vây xanh và cá mập trắng lớn.

Họ đã tìm thấy bằng chứng rằng, trong vòng 10 năm sau khi tạo ra các khu bảo tồn biển mới, mô hình di chuyển của cá ngừ có thể thay đổi, trong khi cá mập trắng phải mất 50 năm thì mới có thể thay đổi được (do chúng có đời sống dài hơn). Đồng thời, họ cũng tìm thấy bằng chứng rằng nếu áp lực khai thác lớn hơn và tiệm cận với trữ lượng thì cá sẽ tiến hóa nhanh hơn để ở lại trong vùng được bảo vệ.

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng cần phải tạo ra thêm các khu bảo tồn biển vì hoạt động khai thác đã tăng lên theo cấp số nhân trong những thập niên gần đây, dẫn đến sản lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu sụt giảm 1,2 triệu tấn/năm.

Daniel Pauly, điều tra viên chính của dự án Biển quanh chúng ta và là đồng tác giả của dự án, nói: “Bây giờ các tàu khai thác thủy sản đã lớn hơn và chúng ta có thể vây bắt hết toàn bộ đàn cá ngừ. Khoảng cách, độ sâu không bảo vệ chúng, không có gì bảo vệ chúng, trừ việc chúng ta quyết định không khai thác chúng ở các khu vực được bảo vệ. Một khu bảo tồn biển được kiểm soát tốt, ít nhất là một phần trong đó, sẽ giúp chống lại tác động của việc khai thác quá mức ở các vùng bên ngoài”.

Những phát hiện này đã chỉ ra cho các nhà quản lý nghề cá, các nhà lập kế hoạch bảo tồn, các nhà môi trường cũng như các chuyên gia trong ngành khai thác thủy sản về những hiệu quả của các khu bảo tồn biển.

Sarah Otto thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học của UBC cho rằng các khu bảo tồn có thể có hiệu quả hơn nhiều so với chúng ta đã từng nghĩ trong việc ngăn chặn sự tuyệt chủng của một số loài, bảo vệ đa dạng sinh học và thậm chí hoạt động như là một chính sách bảo hiểm.

Theo Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 27/03/2017
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 00:39 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 00:39 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 00:39 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 00:39 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 00:39 03/02/2025
Some text some message..