Các nhà nghiên cứu tạo ra loại cá hồi mới không có giao tử

Bằng cách khóa một gen đặc biệt bằng phương pháp CRISPR, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển ở Na Uy đã tạo ra con cá hồi đầu tiên trên thế giới không có giao tử. Mục đích là để phát triển một con cá hồi nuôi không thể giao phối với cá hồi hoang dã khi trốn thoát.

Giống cá hồi mới
Giống cá hồi mới có hàm lượng omega3 tương đương với cá hồi nuôi bình thường

Hiện các nhà nghiên cứu đã theo dõi những con cá hồi như vậy trong suốt cuộc đời của chúng (được gọi là chu kỳ sản xuất) để so sánh tốc độ trưởng thành và hàm lượng omega3 với cá hồi nuôi bình thường.

Nhà nghiên cứu Lene Kleppe cho biết “chúng tôi không thấy sự khác biệt nào về kích thước, độ béo, dấu hiệu căng thẳng, kích thước tim hoặc sự xuất hiện của dị tật xương”

Cá hồi vô sinh cũng có lượng axit béo omega-3 lành mạnh tương tự như cá hồi nuôi bình thường.

Phát triển nhanh hơn

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng cá hồi bình thường bắt đầu phát triển nhanh hơn cá hồi vô sinh vào cuối thí nghiệm. Ngoài ra, loại cá hồi này còn có một lá gan lớn hơn.

“Đây là những dấu hiệu ban đầu của sự trưởng thành về giới tính. Nhìn chung, những người nuôi cá muốn tránh điều đó không chỉ vì cá trưởng thành về giới tính khi chạy trốn có thể giao phối với cá hoang dã mà còn do cá đạt đến độ tuổi trưởng thành trở nên dễ bị bệnh hơn và do đó có thể có sức khỏe kém hơn ” bà Kleppe giải thích.

Chúng cũng có chất lượng thịt kém hơn vì chúng sử dụng năng lượng khi thuần thục sinh dục. Trong nuôi trồng, cá thuần thục sinh dục có nghĩa là cá hồi phải được giết mổ, ngay cả khi nó đã được tiến hành trước thời hạn.

Thuần thục sinh dục

Cá hồi

 Thuần thục sinh dục là một vấn đề ở các loài cá hồi bình thường. Ảnh: trca.ca

Thuần thục sinh dục sớm là một vấn đề, đặc biệt là ở các trang trại nuôi cá khép kín trên cạn. Nhưng ở một mức độ nào đó, các nhà chăn nuôi có thể sử dụng ánh sáng và nhiệt độ để ngăn chặn điều đó.

“Điều dễ dàng nhất là loại trừ hoàn toàn sự thành thục sinh dục ở cá hồi nuôi” Kleppe nói

“Hiện nay chúng tôi đã chỉ ra rằng cá hồi không có giao tử phần lớn giống với cá hồi bình thường, nhưng có lợi thế rõ ràng là nó không bao giờ đạt đến độ thành thục về mặt giới tính” bà kết luận

Cho đến nay, cá hồi được chỉnh sửa gen chỉ được sản xuất để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ở Na Uy, nó được định nghĩa là biến đổi gen và được quy định nghiêm ngặt bởi Đạo luật Kỹ thuật Di truyền.

Viện Nghiên cứu Biển là cơ quan đi đầu thế giới trong việc phát triển các phương pháp sử dụng CRISPR để chỉnh sửa gen cá hồi.

Tạp chí Thương gia & Thị trường
Đăng ngày 27/09/2022
Khánh My
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 18:57 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 18:57 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 18:57 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 18:57 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 18:57 28/03/2024