Các quy định mới của Cục quản lý an toàn thực phẩm Hoa Kỳ đối với cá da trơn nhập khẩu - Thách thức mới đối với cá tra Việt Nam

Từ ngày 12 đến14 tháng 4 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - United States Department of Agriculture) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về Chương trình thanh tra cá da trơn thuộc Bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ của Cục Quản lý an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS - Food Safety and Inspection Service).

Hội nghị

Tham dự hội nghị có đại diện USDA, đại diện các nước khu vực Châu Á có sản phẩm cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ gồm Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục  Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT có sản xuất và chế biến cá tra),  Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaisia, Indonesia, Bandalet và Ấn độ.

Hội nghị đã nghe phía USDA giới thiệu các quy định mới của FSIS về chương trình kiểm tra bắt buộc đối với các loài cá thuộc Bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ, lộ trình thực hiện, các yêu cầu chung về đánh giá, kiểm tra và chứng nhận tương đương với hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa kỳ:

Năm 2014 USDA đã đề nghị đưa đối tượng cá da trơn thuộc Bộ Siluriformes vào Bộ Luật Nông nghiệp của Hoa Kỳ, đến tháng 12 năm 2015 đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/4/2016, cụ thể như sau:

1) Quy định của FSIS yêu cầu các nước có sản phẩm cá thuộc Bộ Siluriformes khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải áp dụng chương trình kiểm tra bắt buộc, nếu đáp ứng đầy đủ mới được xuất khẩu vào Hoa kỳ (có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 15/4/2016); trong đó có rất nhiều các quy định mới như:

- Phương thức vận chuyển cá từ cơ sở thu hoạch (nuôi) về cơ sở giết mổ phải bằng thùng chuyên dụng có sục khí o­­2 bảo đảm cá còn sống, không bị lây nhiễm, chết trong quá trình vận chuyển để bảo đảm an toàn thực phẩm cho nguyên liệu chế biến.

- FSIS thông báo yêu cầu các nước có cá da trơn xuất khẩu vào Hoa kỳ phải áp dụng bắt buộc thanh tra  giám sát toàn bộ (100%) quá trình giết mổ cá da trơn của các cơ sở giết mổ trước khi đưa vào chế biến. Lực lượng thanh tra giám sát giết mổ phải là cán bộ thanh tra  của Nhà nước (Đây là một nội dung gây nhiều khó khăn cho nước có cá da trơn xuất khẩu vào hoa kỳ như nguồn nhân lực để thực hiện, cách thức thực hiện,…).

- Các cơ sở giết mổ, chế biến cá da trơn phải xây dựng bằng văn bản và áp dụng chương trình kiểm soát an toàn, chất lượng, vệ sinh thực phẩm của cơ sở (GMP, HACCP, SSOP) trong toàn bộ quá trình sản xuất.

- Các cơ sở chế biến áp dụng ghi nhãn hàng hóa theo quy định của FSIS; trong đó đặc biệt lưu ý khối lượng ghi trên bao gói phải là khối lượng tịnh (khối lượng thật sau khi rã đông, không bao gồm bao bì); thông tin chính xác tên loài cá xuất khẩu.

- FSIS sẽ thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn và  chất lượng sản phẩm lô hàng cá da trơn tại cửa khẩu (dư lượng các chất độc hại, vi sinh vật gây hại, kim loại nặng, hàm lượng chất béo,.. ) nếu đạt yêu cầu mới được phép thông quan nhập khẩu Hoa kỳ (nếu không đạt thì trả lại nước nhập khẩu). Tần xuất lấy mẫu kiểm nghiệm ngẫu nhiên là ¼ các lô hàng. Nếu bị phát hiện sẽ tăng tần xuất lấy mẫu kiểm nghiệm 100%.

2) Theo Bộ Luật Nông nghiệp của Hoa Kỳ mới 2015, các Quốc gia có cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ có 18 tháng để chuẩn bị, hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục để đăng ký xuất khẩu cá da trơn vào Hoa kỳ.

Hồ sơ đăng ký gồm:

-          Đơn đăng ký của Quốc gia đăng ký sản phẩm xuất khẩu;

-          Các tài liệu chứng minh mức  độ kiểm soát an toàn thực phẩm của sản phẩm: Các quy định quản lý của nhà nước, các chương trình giám sát chất lượng của Quốc gia,…

-          Tài liệu chứng minh sự tương đồng của sản phẩm với hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa kỳ.

Phía Hoa kỳ sẽ xem xét từng hồ sơ cụ thể của các nước có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm cá da trơn vào Hoa kỳ.

Kế từ 01 tháng 9 năm 2017 trở đi các quốc gia không nộp hồ sơ đăng ký sẽ không được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa kỳ. Đối với các nước đã có sản phẩm cá da trơn xuất khẩu  vào Hoa kỳ, kể từ ngày 15/4/2016, bắt đầu áp dụng lấy mẫu giám sát chất lượng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam sẽ có hội nghị trao đổi song phương với USDA để tạo điều kiện thuận lợi cho cá tra của Việt Nam được xuất khẩu vào Hoa kỳ theo quy định mới của FSIS một cách sớm nhất nhằm ổn định ngành sản xuất cá tra của Việt nam/.

Tiền Giang, 20/04/2016
Đăng ngày 21/04/2016
Nguyễn Thành Minh
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:24 10/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 05:24 10/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 05:24 10/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 05:24 10/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:24 10/01/2025
Some text some message..