Cách chăm sóc và sử dụng thức ăn cho ba ba con

Ba ba giống thủy sản đang được rất nhiều người ưa chuộng do sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và mang lại hiệu quả kinh tế hỗ trợ cuộc sống cho nhiều nhà nông, thậm chí nhiều người đã làm giàu từ mô hình nuôi ba ba.

Ba ba
Khi nuôi ba ba cần tìm hiểu cách chăm sóc ba ba nhằm thu được kết quả tốt. Ảnh: Thành Công Farm

Ấp trứng ba ba

Ba ba thường sinh vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch. Số lượng trứng ba ba mỗi lần sinh thường không cố định, dao động trong khoảng từ 10 đến 20 trứng. Thông thường, ba ba thường đào lỗ để đẻ trứng và ấp. Người nông dân nên thu trứng ba ba trong khoảng thời gian này để tiến hành ấp nhân tạo bởi việc ba ba tự ấp trứng thường có khả năng nở không cao và tốn rất nhiều thời gian. Ba ba con mới nở nên cho vào một chậu riêng, tắm ba ba con với nước muỗi loãng. 

Ba ba ấp trứngBa ba thường đào lỗ để đẻ trứng và ấp. Ảnh: Thành Công Farm

Ao nuôi ba ba con 

Bể dưỡng cho ba ba con mới sinh cho đến 3 – 4 tháng tuổi. Kích thước của bể tùy thuộc vào số lượng ba ba được thả vào. Ao nuôi cần phải được vệ sinh bằng các dung dịch có sẵn trên thị trường như Formol hay thuốc tím …. trước khi cho ba ba vào 

Thức ăn cho ba ba con 

Thức ăn cho ba ba con từ khi nở đến khi được 15 ngày tuổi tốt nhất là  những loại thức ăn có độ đạm 40% trở lên. Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều). Thức ăn cho ba ba ở giai đoạn này là lòng đỏ trứng gà, giun đỏ, cá bột hoặc cá tép хау nhuyễn.  

Từ 15 ngày tuổi cho đến 6 tháng tuổi, lúc này ba ba đã lớn hơn, bà con nên chuyển ba ba sống trong ao hoặc bể đã chuẩn bị từ trước. Ở giai đoạn này, nên cho ba ba ăn giun, giòi, cá, thịt động vật băm nhỏ, không nên cho ba ba ăn các loại thức ăn ôi thối sē khiến ba ba dễ mắc bệnh và làm ô nhiễm nguồn nước. Thức ăn được thả trên các giàn đặt cố định (cách mặt nước 10-20 cm), vào thời điểm này ba ba vẫn thích sống dựa vào rễ bèo và ưa ăn nổi. Nên cho ba ba ăn 3 lần (vào sáng, chiều và tối) trong 1 ngày. Phải luôn giữ nguồn nước sạch sẽ, cứ khoảng 2 tuần sẽ thay nước 1 lần. Việc thay nước nên được tiến hành một cách dần dần, tránh thay nước ồ ạt sē khiến ba ba khó thích nghi, có thể bị sốc và chết. 

Từ 6 tháng – đạt cỡ 100 g/con: lúc này ba ba đã lớn hơn rất nhiều, cần nuôi ba ba con ở ao rộng, mực nước sâu khoảng 1 – 1,2 m (chỉ thả ba ba với mật độ từ 10 – 15 con/m2). Việc chăm sóc và cho ba ba ăn cứ thực hiện như ở giai đoạn trước. Thức ăn là ốc, hến (phải đập vỏ), cá mè (bỏ mật đắng) được thả trên các giàn gần sát đáy ao. Trong quá trình nuôi, bà con cần phài theo dõi khả năng ăn mồi của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, tránh dư thừa hoặc thiếu thức ăn. Giai đoạn nuôi từ 6 tháng tuổi đến khi đạt khoảng 100 g/con thường kéo dài khoảng 1 năm. 

Lưu ý

Thức ăn của ba ba con chủ yếu là động vật như giun, ốc, hến, cá, mỡ trâu bò, ruột, xà lách... hay phế phẩm các lò mổ, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp và thức ăn động vật khô. 

Ba ba conĐảm bảo kích thước thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba và phải cho ba ba ăn đều. Ảnh: Dân Việt

Đảm bảo kích thước thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba và phải cho ba ba ăn đều. Bà con có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi các loài cá mè, rô phi, ốc vặn... Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 - 8% trọng lượng ba ba có trong ao.  

Trước khi cho ăn cần dọn sạch sàn, máng cho ăn. Dựa vào thời tiết, khả năng ăn của ba ba để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến chất nước. Nhiệt độ nước từ 22 - 32°C là khoảng nhiệt thích hợp để ba ba ăn khỏe và hoạt động mạnh, nếu nhiệt độ trên 35°C ba ba sẽ ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12°C ba ba sẽ ngừng ăn. 

Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông người nuôi nên sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò... giúp ba ba tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kết hợp nuôi cá mè, trắm, chép... nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại mà còn tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi. 

Đăng ngày 05/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 21:37 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 21:37 11/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 21:37 11/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:37 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 21:37 11/11/2024
Some text some message..