Cách dễ dàng để tôm càng xanh không ăn nhau

Vỏ chuối sứ là một nguồn cung cấp tryptophan đầy hứa hẹn, nỗ lực giảm bớt tình trạng tôm càng xanh ăn nhau.

tôm càng xanh
Cần có cách để hạn chế tôm càng xanh ăn nhau. Ảnh: Live Aquaponics.

Tôm càng xanh là một loài thủy sản tiềm năng đang được nuôi rộng rãi. Sản lượng tôm tăng dần qua các năm, nhưng mức tăng lại không nhanh bằng tôm thẻ hay tôm sú. Trở ngại lớn nhất của việc phát triển quy mô nuôi tôm càng xanh là tỷ lệ sống của chúng thấp. Điều này do việc chúng thường xuyên ăn thịt đồng loại, diễn biến nhanh cùng lúc với chu kỳ lột xác của tôm.  

Giai đoạn lột xác là thời điểm tôm bị tổn thương nhất, vì không có biện pháp bảo vệ khỏi việc bị ăn thịt bởi chính đồng loại. Tôm càng xanh lại là loài lột xác liên tục, do để càng lâu, vỏ sẽ càng cứng lại, gây khó khăn cho việc phát triển. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành, tôm càng xanh thường lột xác với chu kỳ rất nhanh 7-14 ngày /lần.

tôm càng xanh
Giai đoạn lột xác là thời điểm tôm bị tổn thương nhất, vì không có biện pháp bảo vệ khỏi việc bị ăn thịt bởi chính đồng loại

Một nỗ lực đang được hướng tới để giảm sự ăn thịt đồng loại của loài này, đó là kiểm soát bằng một loại hormon điều hòa. Acid amin Tryptophan là tiền chất của hormon tuyến tùng (một tuyến nội tiết nhỏ trên não) Serotonin, mà hormon này chính là trung tâm điều khiển của việc ăn thịt đồng loại trên tôm càng xanh. Các chuyên gia nhận định rằng có một nguồn tryptophan dồi dào trong vỏ chuối sứ (chuối xiêm), một loại chất thải có số lượng rất nhiều. Trong một quả chuối thì vỏ chuối là chất thải chiếm tới 1/3 so với toàn bộ quả chuối. Tuy nhiên, cho đến nay vỏ chuối vẫn chưa được tái chế để sử dụng nhiều, đa số chỉ được xử lý để làm chất thải hữu cơ hay thức ăn cho gia súc.

Vỏ chuối sứ chứa một nguồn tinh bột lớn (3%), protein, chất béo, chất xơ,… Đặc biệt là chứa nhiều acid hữu cơ, như acid linoleic và acid linolenic; các acid amin thiết yếu bao gồm leucine, valine, phenylalanine, threonine, tryptophan; và các chất khoáng đa lượng như K, P, Ca, Mg. Ngoài ra, phần vỏ chuối còn chứa các chất khác có hoạt tính sinh học như flavonoid, tannin, phlobatannin, alkaloid, glycoside, anthocyanins và terpenoids; cùng với các hormon dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin và dopamine. Vì thế, đây vừa là nguồn dinh dưỡng tốt, vừa là nguồn cung cấp tryptophan đầy hứa hẹn cho tôm càng xanh, nhằm nỗ lực giảm bớt tình trạng ăn thịt đồng loại của chúng.

chuối xiêm
Vỏ chuối sứ cung cấp tryptophan nhằm giảm bớt tình trạng ăn thịt đồng loại của tôm càng xanh. Ảnh: Vtech-Farms

Người ta tiến hành cho tôm càng xanh ăn những khẩu phần có bổ sung khác nhau về hàm lượng vỏ chuối sứ, đã được nghiền nhuyễn thành bột, theo quy trình phòng thí nghiệm. Những con tôm càng xanh được chọn, đã trả qua sự lựa chọn nghiêm ngặt với tỷ lệ đồng đều và được cho ăn 3 lần/ngày, với 4 mức bổ sung bột vỏ chuối khác nhau là 0%, 2.5%, 5%, 7.5%.

Kết quả là mức độ ăn thịt đồng loại của tôm có bổ sung bột vỏ chuối sứ thấp dần. Mức bổ sung 5% bột này vào thức ăn lại cho thấy tỷ lệ ăn thịt đồng loại giảm nhiều nhất sau mỗi 15 ngày kiểm tra. Kết quả tốt tiếp theo lần lượt là 7.5 và 2.5%. Sau 45 ngày, tỷ lệ ăn thịt đồng loại của tôm càng xanh có bổ sung 5% bột vỏ chuối sứ giảm đến 56.67% so với nhóm đối chứng. Nguồn acid amin Tryptophan có nguồn gốc từ bột vỏ chuối được cho là kích hoạt hormon serotonin tạo thành melatonin, để giảm thiểu sự hung hăng của tôm càng xanh. Nếu vỏ chuối ở dạng chất chiết xuất thì nổng độ bổ sung có thể thấp hơn dạng bột nhuyễn.

biểu đồ tăng trưởng
So sánh mức độ ăn nhau của tôm với 4 mức cho ăn bột vỏ chuối

Sự tăng trưởng của tôm càng xanh có bổ sung bột chuối cũng cao đáng kể ở định kỳ 15 ngày kiểm tra. Lượng thức ăn tiêu thụ và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng cao hơn, lên tới hơn 41%. Trong bột vỏ chuối sứ có chứa fructooligosaccharides (FOS), được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Do đó, lượng thức ăn tiêu thụ của tôm càng xanh tăng lên. FOS này cũng được các vi sinh vật đường ruột tôm sử dụng như một loại prebiotic. Góp phần tạo ra được các acid béo được cơ thể tôm sử dụng như một nguồn năng lượng. Với 5% bột vỏ chuối sẽ cải thiện được tốc độ tăng trưởng của tôm, trong khi chỉ cần 0,5% nếu ở dạng chiết xuất.

biểu đồ tăng trưởng
Sự tăng trưởng của tôm với 4 mức bổ sung bột vỏ chuối.

Khi tôm càng xanh sử dụng hiệu quả chất dinh dưỡng mà chúng hấp thụ, có nghĩa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm sẽ gia tăng, bao gồm cả các enzyme tiêu hóa như amylase, alkaline phosphatase. Từ đó, kết luận rằng việc bổ sung bột vỏ chuối sứ vừa kiểm soát được sự ăn thịt đồng loại vừa kích thích được sự tăng trưởng của tôm càng xanh, giải quyết được nhiều bài toán khó khi nuôi loài thủy sản này.

References: R Rakhmawati et al (2021). Efficacy Dietary Supplementation of Banana Peel Meal on Growth and Cannibalism level of Giant Freshwater Prawn (Macrobranchium rosenbergii), IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, viewd 22/06/2021.

Đăng ngày 22/06/2021
Hà Tử @ha-tu
Kỹ thuật

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:27 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:27 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:27 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:27 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:27 27/11/2024
Some text some message..