Cá nóc
Cá nóc là một sinh vật có xương sống, rất độc. Tại Việt Nam, nó còn có tên là cá cóc, cá bống hoa, cá đùi gà. Tại Mỹ, cá nóc được gọi là pufferfish. Sinh vật này sống chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Cá nóc thuộc bộ cá nóc có đến hơn 120 loài khác nhau trên toàn thế giới, tại Việt Nam có khoảng 66 loài và trong đó có 40 loài có khả năng gây độc tố. Cá nóc được đánh giá là loài có độc tố đứng thứ 2 chỉ sau loài ếch độc phi tiêu vàng.
Cá nóc có kích thước từ nhỏ đến trung bình, thân dài từ 4 - 40cm, thân chắc, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Đây là một sinh vật rất độc, độc tố chủ yếu tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng và nhiều nhất là ở trứng. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng cá nóc cái độc hơn con đực, đặc biệt là vào mùa sinh sản.
Ngoài ra, cá nóc là một món ngon trong ẩm thực Nhật Bản (ở đất nước này cá nóc được gọi là fugu) cũng chứa độc tố gây chết người. Cá nóc chế biến không đúng cách có thể khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm và tử vong nhanh chóng.
Cá nóc được chế biến thành khô. Ảnh: Sức khỏe
Sự kiện khủng khiếp như vậy có thể xảy ra vì gan và buồng trứng của cá có chứa một chất độc thần kinh cực mạnh gọi là Tetrodotoxin (TTX - chất độc này không phải tự nhiên sinh ra từ cá nóc mà được tạo thành bởi các vi khuẩn cộng sinh trên cá). Chất độc trong cá nóc rất đặc biệt, chúng không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô.
Tuy nhiên, mặc dù mục đích của nó là không rõ ràng, nhưng cá nóc cũng có các chất tương tự TTX không độc hại. Trong một nghiên cứu mới gần đây, các chuyên gia tại Đại học Nagoya (miền trung Nhật Bản) đã đề xuất rằng cá nóc sử dụng các chất tương tự độc tố này để giao tiếp.
Công tác nghiên cứu
Các nhà khoa học bị hấp dẫn bởi giả thuyết rằng độc tố của chúng có thể liên quan đến hành vi sinh sản của chúng dưới dạng pheromone. Pheromone là chất hóa học được cá cảm nhận bằng khứu giác của chúng và được sử dụng để tác động đến hành vi của những cá thể khác cùng loài.
Nghiên cứu đã sử dụng một loại cá nóc có tên là cá nóc sao (Takifugu alboplumbeus). Giống như các loài cá nóc khác, cá nóc sao tích tụ chất độc thần kinh TTX để chống lại những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, cá nóc sao cũng tích lũy một chất tương tự TTX không độc gọi là 5,6,11 – trideoxy TTX (TDT).
Cá nóc sao tích tụ chất độc thần kinh TTX để chống lại những kẻ săn mồi. Ảnh: wiki2.org
Họ xác định rằng TDT đóng vai trò là mùi thu hút những con cá nóc sao khác và xác định các tế bào khứu giác mà chúng sử dụng để cảm nhận mùi đó. Bằng cách sử dụng thiết bị đo sự kích thích của biểu mô khứu giác. Họ phát hiện ra rằng thay vì phản ứng với TTX độc hại, biểu mô khứu giác của cá nóc lại phản ứng với chất tương tự không độc hại của chúng (TDT), ngụ ý rằng hợp chất này hoạt động như một chất tạo mùi thu hút cá nóc sao.
Tiếp theo, họ chứng minh đặc tính hấp dẫn của TDT bằng cách thả cá nóc sao vào 1 phần bể cá. Thông qua phản ứng, những con cá nóc sao tập trung trong một phần của bể nơi TDT được thêm vào. Được biết, TTX được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây có nguồn gốc từ các sinh vật sống và có độ tinh khiết thấp, do đó chúng có thể không chỉ chứa TTX mà còn các chất tương tự khác, bao gồm cả TDT, có thể thực sự gây ra phản ứng tạo mùi.
Động vật săn mồi chứa cả độc tố và chất tương tự của chúng, vì vậy cá nóc sao có thể sử dụng mùi của TDT như một tín hiệu để tìm con mồi mang TTX, chẳng hạn như giun dẹp, sao biển, động vật chân bụng. Ngoài ra, TTX và TDT còn được cá nóc sử dụng để tự vệ và thu hút bạn đời, các chất này lưu trữ trong da, gan và buồng trứng của cá. TTX được giải phóng từ buồng trứng và trứng của con cái trong quá trình sinh sản có thể dùng để bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi. Trong khi đó, TDT được giải phóng từ da và buồng trứng của con cái, cùng với TTX, có thể thu hút con đực.