Cải thiện hiệu quả ương nuôi cá giống nước ngọt

Ương nuôi cá bột lên cá giống là giai đoạn đầu tiên của quá trình nuôi, ở giai đoạn này cá còn nhỏ nên rất nhạy cảm với điều kiện nuôi, vì vậy tỉ lệ sống của cá thường thấp, chất lượng cá giống thu hoạch cũng thường không đảm bảo nên dẫn đến hiệu quả ương nuôi kém và nhiều rủi ro gây thua lỗ cho người nuôi.

Cải thiện hiệu quả ương nuôi cá giống nước ngọt
Cá giống.

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẽ cho bà con một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc ương nuôi cá giống:

Giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình ương nuôi cá giống: 


Sơ đồ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình ương nuôi cá giống nước ngọt.

1. Chất lượng cá bột

Cá bột là nguồn đầu vào và là yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả ương nuôi cũng như chất lượng cá giống sau này. Chất lượng cá bột phụ thuộc nhiều vào chất lượng đàn cá bố mẹ và kỹ thuật cho sinh sản cá. Đàn cá bố mẹ được chọn lọc tốt về mặt di truyền sẽ sản sinh ra đàn cá bột có chất lượng, giúp đảm bảo cho hiệu quả của giai đoạn ương nuôi cá giống cũng như cho toàn bộ quá trình nuôi sau này. Việc sử dụng cá bố mẹ quá già hay quá non, cho cá bố mẹ sinh sản quá nhiều lần trong năm hay cá bố mẹ không được nuôi vỗ kỹ trước và sau khi sinh sản… là những yếu tố trực tiếp làm giảm đi chất lượng của cá bột sinh ra.

2. Chất lượng nước nuôi

Là yếu tố tác động trực tiếp đến tỉ lệ sống của cá, nhất là thời điểm đầu khi thả cá bột ương nuôi. Chất lượng môi trường nước không phù hợp hay cá bột không được thuần hóa với môi trường nước nuôi khi thả cá có thể gây chết cá trực tiếp cũng như sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển sau này của cá.

Để đảm bảo chất lượng nước ương nuôi tốt cho cá cần làm tốt các khâu: cải tạo ao ương, xử lý nguồn nước cấp, gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên... 


Cần theo dõi và quản lý các thông số môi trường nước nuôi như nhiệt độ, pH, DO, NH3, độ kiềm … ổn định và nằm trong ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá.

Một số giải pháp giúp người nuôi chủ động trong quản lí chất lượng nước ao ương: 

Ao ương phải có cống cấp thoát nước chủ động.

Nguồn nước cấp cho ao phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm. 

Hạn chế sử dụng các hóa chất xử lý độc hại, sử dụng các chế phẩm sinh học để duy trì và cải thiện chất lượng nước ao ương nuôi.

Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường và xử lý điều chỉnh đúng cách khi cần thiết.

3. Quản lí và chăm sóc cá giống. 

Quản lí và chăm sóc cá giống đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm thực tiễn. Trong đó bà con cần đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề là quản lí địch hại và phòng trị bệnh cho cá giống. 

Quản lý địch hại

Cần thực hiện tốt các hoạt động cải tạo và chuẩn bị ao ương, vì bên cạnh việc đảm bảo môi trường sống tốt cho cá thì sẽ giúp giảm thiểu được các mối nguy từ các loài địch hại cho cá như cua còng, ếch nhái, chim cò, cá dữ, cá tạp... Một số hoạt động cần thiết như: tát cạn vét bùn đáy ao; lấp hang cua, ếch...; đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao, giăng lưới để ngăn chim cò ăn cá và lấy nước qua lưới lọc... 

Phòng trị bệnh cho cá giống

Ở giai đoạn này, do cá còn nhỏ nên rất dễ cảm nhiễm bệnh và tác động của bệnh cũng lớn hơn nhiều so với cá lớn. Vì vậy công tác phòng ngừa cũng như theo dõi phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý của cá để có được phương pháp điều trị hợp lý là đặc biệt quan trọng.

- Thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá.

- Đảm bảo điều kiện môi trường nước ương nuôi ổn định và thích hợp cho cá.

- Vào những thời điểm khó khăn (giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, dịch bệnh…) cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất…vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cá tăng cường khả năng đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.

- Khi có vấn đề dịch bệnh xảy ra, cần thiết phải lấy mẫu phân tích kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý thích hợp.

- Vớt loại bỏ xác cá chết (nếu có) nhằm tránh hiện tượng ô nhiễm, tích tụ và lây lan dịch bệnh.

4. Thức ăn và quản lý cho ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Giai đoạn cá con là giai đoạn cá đòi hỏi cần phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, giúp chúng đủ sức chống chịu lại các biến động của điều kiện môi trường và các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Nếu thức ăn không có chất lượng, dinh dưỡng không phù hợp hay việc cho ăn không đúng cách (thiếu hay thừa), thì cá sẽ kém phát triển, tỉ lệ sống sẽ giảm và chất lượng cá giống thu hoạch cũng sẽ giảm sút. 

Ocialis có các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trên khắp thế giới, ở đó các nhà khoa học hàng đầu ngành chăn nuôi nghiên cứu về dinh dưỡng, về trao đổi chất và hiệu suất nuôi trồng. Với sự am hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, Ocialis đã thiết lập các chế độ ăn chuyên biệt giúp tối ưu hóa khả năng sinh trưởng và phát triển của cá, đồng thời qua đó giúp tối đa hóa lợi nhuận cho người nuôi. 


Ocialis hiện đang có các dòng sản phẩm thức ăn chuyên biệt dành cho cá con - cá giống nước ngọt là Nanolis P và Nanolis Eco với các ưu điểm:

Dạng vi viên nổi với chất lượng cao, đáp ứng điều kiện ương nuôi thâm canh.

Dinh dưỡng cao cấp giúp cá tăng trưởng nhanh và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp

Được tăng cường các chất kích thích miễn dịch giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao tỉ lệ sống cho cá.

Độ bền trong nước cao giúp tránh thất thoát dinh dưỡng và duy trì tốt môi trường nước nuôi.

Bên cạnh đó, Ocialis còn có đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con nuôi trồng thủy sản trong suốt vụ nuôi. Không chỉ tư vấn cho bà con những kiến thức cần thiết trong từng giai đoạn nuôi, mà đội ngũ Ocialis còn có thể thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng cá ngay tại trang trại nuôi của bà con thông qua hoạt động “phòng lab di động”, hỗ trợ tốt hơn cho công tác phòng trị bệnh, giúp nâng cao hiệu quả ương nuôi cho bà con.

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm thức ăn cho cá con – cá giống, vui lòng liên hệ: 

Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78

Website: https://ocialis.asia/vi/

Email: [email protected]

Đăng ngày 21/08/2019
NEOVIA Việt Nam
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:03 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:03 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:03 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:03 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:03 25/11/2024
Some text some message..