Cam Ranh: Tôm hùm chết, người dân thất thu

Từ đầu năm đến nay, nhiều vùng nuôi tôm hùm lồng tại TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) trở nên hiu hắt, bởi tôm hùm đang chết liên tục.

người nuôi tôm
Người nuôi tôm hùm lồng ở Cam Phúc Nam đang đứng ngồi không yên vì tôm chết

Tôm chết liên miên

Đầu tháng 3, chúng tôi theo ghe ông Nguyễn Hữu Trí (tổ dân phố Phúc Ninh, phường Cam Phúc Nam) ra thăm bè tôm của ông đang thả nuôi trên vịnh Cam Ranh. Ghe vừa cặp vào bè tôm, ông Trí vội lặn ngay xuống để kiểm tra các lồng tôm hùm bông đã nuôi mấy tháng nay. Một lát, ông Trí xách lên 5 con tôm chết rồi than thở: “Chỉ 5 con tôm hùm bông bị chết, tôi mất 4kg tôm thịt; với giá bán hơn 1,6 triệu đồng/kg như hiện nay, gia đình tôi đã mất khoảng 6,5 triệu đồng trong 1 ngày. Đó là chưa kể số tôm hùm xanh mới nuôi 3 tháng, cũng chết lai rai từ hơn 50 ngày nay”.

Thấy có khách ra bè hỏi chuyện tôm hùm, ông Lê Ngọc Hoan (tổ dân phố Phúc Ninh) nổ máy ghe chạy sang mời chúng tôi mua tôm. Khi biết chúng tôi không phải là người đi mua tôm, ông Hoan lộ vẻ thất vọng, bởi ông còn mấy trăm con tôm hùm bông, trọng lượng đạt gần 1kg/con; nếu không xuất bán sớm, tôm sẽ tiếp tục chết. Ông Hoan nói: “Mỗi sáng ra bè, tôi lại điếng người khi phát hiện tôm bỏ ăn, các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục. Trong 2 tháng qua hơn 50% trong số 1.000 con tôm hùm bông và 2.000 con tôm hùm xanh được thả nuôi trong 18 lồng của gia đình tôi đã chết”.

Ông Hoàng Đình Minh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Nam cho biết: “Tôm hùm là một trong những đối tượng nuôi biển chủ lực của địa phương. Toàn phường có 1.795 lồng nuôi tôm hùm bông (khoảng 80 con/lồng) và 700 lồng nuôi tôm hùm xanh (khoảng 300 con/lồng). Tình trạng tôm chết đã xảy ra rải rác từ trước Tết kéo dài đến nay. Hộ ít thì hao hụt 30 - 40%, hộ nhiều thì hao hụt đến 70 - 80%. Với tình trạng này, các hộ nuôi tôm cầm chắc phần thua lỗ”.

Không chỉ Cam Phúc Nam, ở một số địa phương khác cũng có tình trạng tôm hùm chết, trong đó nặng hơn cả là phường Cam Linh. Bà Nguyễn Thị Châu Pha - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Linh cho hay: “Toàn phường có hơn 1.000 lồng nuôi tôm, trong đó khoảng 70 - 80% là tôm hùm xanh. Khoảng 2 tháng nay, tôm xanh kích cỡ 0,2 - 0,3kg/con chết rất nhiều. Tìm hiểu ở 1 điểm thu mua tôm của 12 hộ nuôi trên vịnh Cam Ranh, ngày ít thì điểm này thu được 20 - 20kg, ngày nhiều thì 50 - 60kg. Trong khi đó, dọc ven biển ở phường Cam Linh có cả chục điểm thu mua như thế, thử hỏi làm sao người dân chẳng thất thu”.

Đâu là nguyên nhân?

Qua tìm hiểu được biết, TP. Cam Ranh đã quy hoạch 187ha nuôi lồng bè ở khu vực Bình Ba và Bình Hưng (xã Cam Bình). Tuy nhiên, do khu vực quy hoạch ở vùng nước sâu, có sóng lớn, trong khi lồng bè các hộ nuôi chưa đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, vùng quy hoạch lại nằm khá xa (hơn 5 hải lý)…, khiến chi phí đầu tư tăng nên người dân không muốn di chuyển lồng bè đến vùng quy hoạch. Hiện tại, hầu hết các hộ nuôi lồng bè vẫn bám trụ ở các khu vực gần bờ, với mật độ nuôi khá dày. Chính do các bè nuôi tự phát, xả thải trực tiếp trên biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái vịnh Cam Ranh, ô nhiễm nguồn nước, gây ra tình trạng bệnh trên thủy sản nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hương - cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm TP. Cam Ranh cho biết: “Trong số gần 30.000 lồng nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh thì có đến 29.300 lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu tại các địa phương: Cam Bình, Cam Linh, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Phú… Hiện nay, đang có hiện tượng tôm chết do bị bệnh sữa, nặng nhất là Cam Phúc Nam, Cam Linh, Cam Phú. Nguyên nhân có thể do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, chất lượng thức ăn, con giống không đảm bảo, mật độ nuôi dày đã khiến dịch bệnh lây lan”. Qua tìm hiểu các hộ nuôi tôm, họ đều mong muốn cơ quan chuyên môn sớm hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật hiệu quả trong phòng, điều trị bệnh sữa cho tôm hùm.

Bà Trần Thanh Thúy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Chi cục đã nắm bắt được tình hình này. Theo đó, thời gian phát hiện tôm hùm chết nhiều trong 2 tháng đầu năm, khi thời tiết khá lạnh, kèm theo mưa. Đến những ngày đầu tháng 3, xu hướng tôm chết giảm dần. Dấu hiệu bệnh lý của tôm trước khi chết là giảm ăn, hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, các đốt bụng chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục, dịch tiết màu trắng sữa, tôm mềm, cơ thịt nhão và có mùi hôi. Theo dấu hiệu bệnh lý này thì tôm hùm nuôi ở các địa phương của TP. Cam Ranh chết là do nhiễm bệnh sữa, tác nhân là do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra. Riêng đối với môi trường, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm đến mức độ nào thì cần phải có đánh giá tác động.

Báo Khánh Hòa, 07/03/2017
Đăng ngày 08/03/2017
Hải Lăng
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:05 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:05 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:05 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:05 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 05:05 25/11/2024
Some text some message..