Kết quả ban đầu của mô hình rất khả quan với tỷ lệ sống tôm hùm đạt khá cao. Không những thế tôm nuôi trong bể có chất lượng tốt như vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng, đen mang, khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay.
Đó là kết quả đề tài nghiên cứu trong 3 năm (2016 - 2018) về quy trình công nghệ nuôi tôm hùm trong bể tuần hoàn nước bằng thức ăn công nghiệp do Tiến sĩ Mai Duy Minh, Viện 3 thực hiện.
Nuôi tôm hùm trong bể xi măng
Trong bể đặt các tấm lưới, nhằm cho tôm bám nghỉ ngơi và trú ẩn sau bữa ăn
Hệ thống bể nuôi được thiết kế tuần hoàn nước chảy khép kín. Nước trong bể nuôi được thu gom xử lý bằng hệ thống lọc làm trong và làm sạch nước. Sau đó nước này sẽ được bơm trở lại bể nuôi liên tục, nên ít lấy thêm nguồn nước tự nhiên
Thức ăn cho tôm là thức ăn công nghiệp, được nhóm nghiên cứu sản xuất tại chỗ, thay cho thức ăn tươi
Chất lượng tôm nuôi trong bể có vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng, đen mang, khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay.
Lợi thế nuôi tôm trong bể dễ chăm sóc và kiểm tra tôm, không cần phải lặn xuống biển như nuôi truyền thống
Sau 18 tháng thả nuôi, tôm hùm bông đạt 0,5-0,8 kg/con, tỉ lệ sống 54 - 76%. Còn tôm xanh sau 11 thả nuôi đạt 0,2-0,5 kg/con, tỉ lệ sống 72-84%. Bên cạnh đó tôm có vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng đen mang; có khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch. Chi phí thức ăn khoảng 300.000-400.000 đ/kg tôm (tùy cỡ tôm)