Cần cơ chế quản lý sát sao các trại nuôi tôm

Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều các loại hóa chất, kháng sinh trong cải tạo…

ao tôm
Câu chuyện quản lý là vấn đề muôn thuở trong nuôi tôm.

Ô nhiễm nhiều

Những ngày đầu tháng 4/2020, người dân tại biển Đề Gi (Cát Khánh, Phù Cát, Bình Định) phát hiện nhiều hộ nuôi tôm dùng ống nhựa nối vào hồ nuôi tôm để xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường. Các hồ nuôi tôm này được đầu tư xây dựng bài bản nhưng không đảm bảo yếu tố môi trường. Nước thải nuôi tôm từ hố chứa nước thải được xả thẳng ra biển qua các ống nhựa lắp đặt thủ công. 

Cũng liên quan đến nước thải từ các trại nuôi tôm bức tử môi trường, giữa tháng 3 vừa qua, người dân tại thôn Nam Cương, xã An Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) cũng phản ánh tình trạng này. Cụ thể, trước đây, nước thải của các trại nuôi tôm trên địa bàn được gom hết về một hồ để lắng lọc và xử lý tạp chất, rồi mới xả thải ra biển. Tuy nhiên, thời gian gần đây không làm như vậy nữa, nước thải chưa qua xử lý của các trại đều chảy thẳng ra biển.

Tình trạng các trại nuôi tôm thương phẩm xả nước thải trực tiếp ra biển đã diễn ra suốt thời gian qua, xả liên tục cả ngày và đêm, gây lở bờ cát và ô nhiễm biển trên diện rộng. Dòng nước thải này không chỉ  “bức tử” môi trường biển hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thủy sản và ngư dân sinh sống trên vùng biển này. Thực tế, các loại hóa chất trong nuôi tôm sẽ khiến môi trường suy thoái, chất lượng nước suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chính những người nuôi tôm.

Ngoài ra, thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém. 

Ghi nhận tại hai vùng nuôi Dân Phú - Xuân Phương và Phước Lý - Xuân Yên của Phú Yên cho biết, kết quả quan trắc đột xuất môi trường nước tại vùng nuôi tôm này có nhiều dấu hiệu bất thường. 

Nguyên nhân, theo Trung tâm giống (Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên) là hoạt động cho tôm hùm ăn đã phát sinh một khối lượng lớn thức ăn dư thừa thải ra môi trường, khiến nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là tầng đáy; một số vùng nước không lưu thông được; thời tiết nắng nóng kéo dài, hiện tượng tảo nở hoa cũng gây ra nhiều bất lợi đối với vùng nuôi...

Câu chuyện muôn thủa

Vấn đề ô nhiễm do nuôi tôm công nghiệp đã được đề ra từ lâu. Chính phủ đã có những khuyến khích lẫn chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp, hộ nuôi gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp này của Chính phủ tỏ ra hữu dụng khi nhiều doanh nghiệp và người nuôi tôm xây dựng bài bản hệ thống xử lý thải trước khi xả ra môi trường.

Song, với thực tế ngành chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, việc xử lý chất thải, nước thải chưa được quan tâm, hầu hết các hộ chưa có mô hình xử lý chất thải, nước thải đạt yêu cầu.  Đa số các hộ nuôi tôm chưa thực hiện nghiêm các quy định về BVMT, có chỗ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải nhưng chưa vận hành thường xuyên.

Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường, hoặc có xử lý nhưng chưa đạt chuẩn trước khi xả thải còn phổ biến. Chỉ có một số ít doanh nghiệp và hộ sử dụng hầm ủ biogas để xử lý nước thải, bùn thải và vỏ tôm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, quy mô hầm biogas còn quá nhỏ so với lượng nước thải, chất thải xả ra trong vụ nuôi.

Cùng với đó, hệ thống thủy lợi phục vụ vùng nuôi chưa được xây dựng đồng bộ. Việc sử dụng cùng một dòng sông, kênh, mương để lấy nước và xả nước là nguyên nhân làm lây lan mầm bệnh. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các huyện, thị xã còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn mặt nước và ảnh hưởng đến phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

Hệ quả là phần lớn các vụ ô nhiễm đều đã xảy ra lúc đấy chính quyền mới phát hiện. Và biện pháp duy nhất là xử phạt và khắc phục. 

Rõ ràng, hiện nay còn thiếu những biện pháp quản lý sát sao về xử lý nước thải trong nuôi tôm. Trong khi đó, mới đây, trong văn bản trả lời cử tri Bạc Liêu về vấn đề ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ đề ra các giải pháp chung chung như hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường…

Khoa học & Đời sống
Đăng ngày 22/04/2020
Quốc Trọng
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 16:39 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 16:39 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 16:39 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:39 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 16:39 25/11/2024
Some text some message..