Cần giải cứu nghề nuôi cá tra

Thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hàng loạt chính sách hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp tiêu thụ cá tra, đã làm cho hộ nuôi cá tra vô cùng phấn khởi. Nhưng vấn đề vướng mắc hiện nay là hầu hết nông dân nuôi cá đều nợ ngân hàng, tức là tài sản bao gồm cả ao hầm và nhà xưởng đều đã thế chấp hết, với chính sách cho vay mới của Chính phủ thì ngân hàng biết dựa vào đâu để phát vay thêm cho dân.

Ao nuoi ca tra
Ao nuoi ca tra

An Giang là địa phương có truyền thống ương nuôi cá tra trong ao hầm và nuôi cá ba sa trong lồng bè nhờ có nguồn giống dồi dào từ khai thác tự nhiên. Ngành công nghiệp phi lê cá xuất khẩu của Việt Nam cũng phát khởi từ loài cá ba sa. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, có lúc sản lượng cá ba sa của An Giang đạt hơn 20.000 tấn/năm, với khoảng 2.000 chiếc bè thả nuôi. Theo thời gian, thị trường xuất khẩu cá ba sa phi lê ngày càng sụt giảm do giá thành cao và hiện cá ba sa thương phẩm chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Do vậy, nghề nuôi cá ba sa cũng dần thu hẹp. Bè nuôi cá ba sa hiện tập trung nhiều ở đầu nguồn huyện An Phú, số ít trên sông Châu Đốc thuộc địa phận xã Vĩnh Nguơn, thị xã Châu Đốc và ở rạch Cái Vừng, thị xã Tân Châu.

Không như cá ba sa chỉ thả nuôi được trong lồng bè trên sông rạch, cá tra đã phát triển tốt trong ao hầm nuôi thâm canh. Thời gian nuôi cá tra được rút ngắn chỉ bằng phân nửa so với cá ba sa. Tỉ lệ phi lê cá tra cũng đạt cao hơn nhiều so với cá ba sa vì ít mỡ bụng. Với nguồn cá tra giống dồi dào từ sinh sản nhân tạo nên từ đầu thập niên 2000, nguồn giống không còn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Những lợi thế đó đã giúp giá trị cá tra ngày càng tăng cao, song song với không ngừng cải tiến công nghệ nên giá thành nuôi ngày càng giảm thấp. Với chất lượng cao và giá thành khá hấp dẫn nên thị trường ngày càng ưa chuộng cá tra phi lê và nghề nuôi cá tra đã phát triển, thay thế rất có hiệu quả cho nghề nuôi cá ba sa xuất khẩu. Thời gian gần đây, cá tra nuôi theo quy mô công nghiệp ở An Giang cho sản lượng hằng năm hơn 250.000 tấn, là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, sau cây lúa.

Điểm qua về lợi thế để thấy rằng nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở An Giang thực sự đã đem lại đời sống sung túc cho người nuôi, cũng như giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, khi đến làng nghề nuôi cá tra hiện nay, bao người có tâm huyết với nghề cá tỉnh nhà đã cảm thấy thật mủi lòng, bởi những ao hầm trống trải không có cá quẫy đuôi đớp khí, không còn cảnh những công nhân nghề cá tất bật nấu mồi cho cá ăn, rất hiếm cảnh tiếng máy nổ giòn tan và tiếng cá té nước văng tung tóe. Thanh niên nông thôn nghề cá lũ lượt rời bỏ làng quê để đến các khu công nghiệp tìm kế sinh nhai...

Nghề nuôi cá tra đã thực sự chìm lắng từ 3 năm trở lại đây, bởi lãi suất ngân hàng quá cao, mà thị trường tiêu thụ thì khi trồi khi sụt. Số người còn trụ được đến giờ phút này là nhờ có nhiều ao hầm thả nuôi, thu hoạch ao này không được giá thì có ao khác gỡ lại. Nhưng có vẻ, những đại gia nghề cá kia cũng đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản, bởi vì đã liên tiếp thua lỗ quá nhiều vụ nên không còn sức chịu đựng.

Không thể vực dậy thời hoàng kim nuôi cá chóng vánh của một số ít đại gia, không thể cứu được những món nợ khổng lồ do trong thời gian dài thị trường bị thao túng bởi một số người cạnh tranh theo kiểu “ăn xổi ở thì”... nhưng phải cứu cái nghề đã từng làm giàu cho quê hương xứ sở.

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp chế biến đều có vùng nuôi để tự cung cấp nguyên liệu cho mình, vậy thì nông dân sẽ tự mình nuôi cá để bán cho nội địa, thà làm việc nhỏ còn hơn bỏ ao hầm trống mà thiếu thốn đeo mang. Nhưng liệu thị trường nội địa sẽ tiêu thụ bao nhiêu so với sức nuôi của dân, mà cá tra thì không thể rọng, trữ được dài ngày như cá lóc? Chỉ có cách là, trước khi thả nuôi, thăm dò thị trường, dùng lưới ngăn cá ra theo từng vèo, thực hiện các chế độ cho ăn khác nhau, để có thể khi thu hoạch vèo cá này sẽ không ảnh hưởng đến vèo cá khác.

Đó là việc của dân, nhưng hơn bao giờ hết, nông dân nuôi cá tra đang rất cần được trợ giá thức ăn, trợ giá cá giống để giảm chi phí giá thành. Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, nông dân nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, Nhà nước cần hỗ trợ giá cá tra giống 2.000 đồng/con.

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 02/10/2012
Bài, ảnh: LƯU KIM ĐÍNH
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:30 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:30 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:30 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:30 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:30 15/11/2024
Some text some message..