Cần nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng, diện tích nuôi nhờ sự áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, gia tăng mức độ thâm canh… Cùng với sự phát triển của nghề NTTS, công tác quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi thủy sản để phục vụ sản xuất cũng đã được chú trọng và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, công tác quan trắc cảnh báo môi trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nghề NTTS do còn nhiều bất cập cần nhanh chóng giải quyết.

cá điêu hồng

Dịch bệnh ngày càng nhiều

Những năm gần đây, NTTS nước ta cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường và dịch bệnh. Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay dịch bệnh thủy sản thường xuyên xuất hiện và môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thoái, có chiều hướng khó kiểm soát. Bệnh xảy ra đối với các đối tượng thủy sản nuôi đã gây thiệt hại từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng mỗi vụ nuôi, nhất là đối với tôm nuôi nước lợ.

Theo số liệu thống kê, năm 2011, tôm nuôi nước lợ cả nước bị dịch bệnh trên diện rộng gây thiệt hại khoảng 97.000 ha tập trung nhiều ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Năm 2012, bệnh sữa trên tôm hùm làm người nuôi mất hàng trăm tỷ đồng. Năm 2011, ngao nuôi ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu bị chết hàng loạt với tổng diện tích thiệt hại 2.980 ha, giá trị thiệt hại khoảng 648 tỷ đồng. Đầu tháng 8/2014 có 1.096 ha ngao chết ở Thái Bình; đầu tháng 3/2015 ngao nuôi ở vùng biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) chết hàng loạt gây thiệt hại gần 400 tỷ đồng. Cá nuôi lồng trên biển cũng thường bị dịch bệnh gây chết rải rác và thường chết hàng loạt khi các yếu tố môi trường bất lợi ở Quảng Bình, Hải Phòng, Thừa thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu. Bên cạnh các đối tượng nuôi mặn lợ, bệnh cá rô phi đã xuất hiện và có tính chất dịch ở một số nơi do vi khuẩn Steptococcus sp gây ra vào thời kỳ nắng nóng kéo dài từ tháng 6-9 hàng năm.

Bên cạnh tình hình dịch bệnh trong NTTS, vấn đề ô nhiễm nguồn nước NTTS do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như hoạt động NTTS gây ra ô nhiễm và suy thoái đối với môi trường xung quanh cũng đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần được giải quyết. Những vấn đề trên đây cho thấy việc tăng cường quản lý để kiểm soát môi trường dịch bệnh trong NTTS là rất cấp bách. Có thể nói thiệt hại trong NTTS thường do môi trường và dịch bệnh, trong khi đó việc quản lý dịch bệnh trong NTTS phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát chất lượng môi trường nước.

Đạt được thành tựu đáng kể

Công tác quan trắc môi trường vùng NTTS cung cấp thông tin chất lượng nước giúp người nuôi có kế hoạch sử dụng nước, chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước trong ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Quan trắc môi trường cung cấp diễn biến môi trường vùng nuôi và đưa ra những đề xuất có liên quan giúp  cơ quan quản lý xây dựng lịch mùa vụ, có kế hoạch phòng tránh những thiệt hại mà nguyên nhân chính do ô nhiễm môi trường gây ra để chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu quả. Đồng thời, kết quả quan trắc môi trường là cơ sở đánh giá tác động của NTTS đến môi trường xung quanh và đánh giá tác động của môi trường xung quanh đến NTTS, giúp cơ quan quản lý trong việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại địa phương và định hướng phát triển ngành thủy sản trong tương lai…

Bên cạnh đó, hoạt động quan trắc môi trường luôn là hoạt động không thể tách rời của công tác bảo vệ môi trường, hệ thồng quan trắc môi trường có nhiệm vụ cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường nước ở các phạm vi khác nhau để phục vụ các yêu cầu tức thời hay dài hạn của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các số liệu thu thập được về chất lượng nước là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý ban hành các chính sách về bảo vệ môi trường và giúp cho việc ngăn chặn sớm nguy cơ ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh, từ đó giảm nhẹ phạm vi, mức độ ảnh hưởng cũng nhưng chi phí xử lý ô nhiễm và phòng trừ dịch bệnh.

Tổng cục Thủy sản cho biết, mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản được hình thành dựa vào 4 trung tâm quan trắc tại các Viện Nghiên cứu NTTS 1,2,3 và Viện Nghiên cứu hải sản từ năm 2001. Từ năm 2006 đến nay hầu hết các tỉnh trọng điểm về NTTS đều đã có hoạt động quan trắc môi trường NTTS do các Chi cục Thủy sản, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Phòng NTTS hay Trung tâm giống Thủy sản quản lý, hình thành mạng lưới quan trắc môi trường NTTS, phục vụ chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tham gia vào hoạt động quan trắc ở các Trung tâm đã được xây dựng và nâng cấp từ nhiều nguồn, dự án khác nhau. Nhân lực thực hiện quan trắc ở các Trung tâm được bổ sung, tập huấn, đào tạo để đáp ứng nhu cầu quan trắc. Một số địa phương đã xây dựng phòng thí nghiệm môi trường bệnh với đầy đủ trang thiết bị. Một số khác đã có những trang thiết bị quan trắc môi trường cơ bản. Nhân lực quan trắc của các địa phương tuy là cán bộ kiêm nhiệm nhưng cũng tham gia công tác quan trắc môi trường NTTS nhiều năm nên cũng có nhiều kinh nghiệm.

Công tác quan trắc môi trường đã thể hiện được vai trò trong phục vụ NTTS ở nhiều địa phương, nhất là những địa phương quan trắc đầu tư kinh phí cao với tuần suất quan trắc từ 01 tuần/lần, 02 tuần/lần và 01 tháng/lần tại nhiều vùng nuôi trọng điểm. Người nuôi thủy sản ở những địa phương mà công tác quan trắc môi trường NTTS được chú trọng rất quan tâm đến kết quả quan trắc môi trường và vui mừng khi Nhà nước có công tác quan trắc môi trường phục vụ người nuôi.

Từ năm 2014, công tác quan trắc môi trường được chuyển về Tổng cục Thủy sản, thống nhất đầu mối quản lý và chỉ đạo thực hiện. Ngày  23/9/2014, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn 2555/TCTS-NTTS làm cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí. Ngày 05/12/2014, Bộ trường Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ NTTS giao cho Tổng cục Thủy sản triển khai thực hiện, thống nhất thông số, tần suất quan trắc đối tượng nuôi chủ lực, thống nhất cơ chế quản lý và sử dụng thông tin quan trắc.

Còn nhiều mặt hạn chế

Theo Tổng cục Thủy sản, mặc dù công tác quan trắc môi trường bước đầu đã được triển khai khá đồng bộ và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay quan trắc môi trường NTTS chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí đầu tư ít, đào tạo nhân lực và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Tổ chức triển khai quan trắc từ xác định nội dung, địa điểm, chỉ số, tần suất và cơ chế xử lý kết quả quan trắc chưa hợp lý. Vì vậy công tác quan trắc môi trường cần có thời gian để điều chỉnh và thay đổi.

Nhiệm vụ quan trắc môi trường NTTS là nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên nhưng các Trung tâm và các bộ phận quan trắc địa phương phải lên kế hoạch hàng năm và phải chờ phê duyệt, thường là từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm mới được phê duyệt. Kinh phí quan trắc thường không giống nhau từ năm này đến năm khác và thường cấp rất chậm so với nhu cầu sản xuất nên chưa đáp ứng đầy đủ thực tiễn sản xuất.

Hoạt động quan trắc đã được hình thành và đi vào hoạt động, tuy nhiên các Trung tâm quan trắc hiện nay được hình thành trên cơ sở phòng thí nghiệm, trang thiết bị, máy móc của các Viện được đầu tư từ nhiều nguồn đề tài, dự án, tài trợ nhỏ lẻ phục vụ nghiên cứu là chủ yếu chứ chưa được đầu tư quy mô, đồng bộ nhằm phục vụ tốt công tác quan trắc môi trường. Các địa phương ngoại trừ các tỉnh có kinh phí quan trắc lớn được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, còn lại đa số các địa phương khác trang bị rất thiếu và nghèo nàn, chưa đảm bảo cho hoạt động quan trắc diễn ra thường xuyên, đồng bộ và đầy đủ. Nhân lực quan trắc môi trường NTTS địa phương còn rất thiếu, chủ yếu là cán bộ quan trắc các Chi cục kiêm nhiệm, thiếu cán bộ quan trắc cấp huyện và vùng nuôi. Cán bộ thực hiện quan trắc ít được đào tạo về quan trắc và cảnh báo môi trường, trong khi lĩnh vực này đòi hỏi có tính chuyên sâu và tổng hợp rất cao,

Kinh phí được cấp cho hoạt động quan trắc của các Trung tâm, địa phương chỉ dựa vào nguồn sự nghiệp môi trường và nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu quan trắc phục vụ NTTS. Do vậy số lượng điểm quan trắc, thông số và tần suất không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này dẫn đến gián đoạn cơ sở dữ liệu, khó đưa ra được xu hướng diễn biến môi trường. Mặt khác do thiếu kinh phí dự phòng nên khi có các sự cố môi trường xảy ra thì việc tổ chức ứng phó chưa kịp thời.

Mạng lưới quan trắc môi trường còn thiếu cơ chế hợp tác rõ ràng giữa các bên tham gia trong việc lập kế hoạch, tổ chức quan trắc, xử lý số liệu và chia sẻ thông tin. Các số liệu quan trắc môi trường ở các Trung tâm chưa được xử lý nhanh, mang tính hành chính hóa và chuyển tới cơ quan quản lý và người nuôi mất nhiều thời gian, làm giảm tính thời sự của bản tin quan trắc. Về phía địa phương, kết quả quan trắc môi trường không báo cáo về Tổng cục Thủy sản, không có sự liên kết với nhau nên chưa phát huy được hiệu quả.

Kinh phí, nhân lực và trang thiết bị quan trắc còn hạn chế nên việc lựa chọn điểm quan trắc, thông số, tần suất và thời điểm quan trắc còn hạn chế nên việc lựa chọn điểm quan trắc, thông số, tần suất và thời điểm quan trắc hiện vẫn chưa phù hợp để quan trắc môi trường hiệu quả nhất. Tần suất quan trắc của các Trung tâm và một số địa phương còn thưa, không tập trung vào vụ nuôi chính, nhiều điểm quan trắc được lựa chọn chưa phù hợp và dàn trải…

Nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường NTTS

Để nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cho biết sẽ chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án “Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản” theo Quyết định 5204/BNN-TCTS ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng hệ thống quan trắc môi trường. Xây dựng số tay quan trắc môi trường để hướng dẫn quy trình quan trắc môi trường và phương pháp phát hành bản tin quan trắc thống nhất trong cả nước. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về quan trắc môi trường, các giới hạn thông số môi trường cho nuôi trồng thủy sản…

Đồng thời, xây dựng cơ chế chia sẻ, kiểm soát thông tin quan trắc đảm bảo kịp thời, chính xác và đảm bảo yêu cầu về quản lý thông tin, số liệu quan trắc. Đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu và quan trắc trong công tác chỉ đạo NTTS, quy hoạch vùng nuôi, xây dựng lịch thời vụ, điều chỉnh hoạt động sản xuất thủy sản, xử lý ô nhiễm môi trường và cảnh bảo dịch bệnh… Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước để nâng cao năng lực và cập nhật kiến thức cho cán bộ cơ quan phụ trách quan trắc môi trường các địa phương.

Về phía địa phương, Tổng cục Thủy sản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập bộ phận quan trắc môi trường NTTS và đề xuất phương án nhân sự trình lãnh đạo phê duyệt, chỉ đạo lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị cho quan trắc môi trường, bố trí kinh phí thực hiện công tác quan trắc môi trường ở địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT cần hướng dẫn và quản lý hoạt động quan trắc trong phạm vi của tỉnh; tham gia kiểm tra, đánh gia hoạt động quan trắc và chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh; lập báo cáo định kỳ, đột xuất về chất lượng môi trường và tình hình dịch bệnh thủy sản báo cáo về UBND tỉnh, thành phố và Tổng cục Thủy sản; tiếp nhân, chia sẻ thông tin môi trường, dịch bệnh của Tổng cục và các địa phương khác để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất tại địa phương.

Đối với cơ quan thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường ở địa phương cần tiến hành xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường NTTS trong tỉnh trình Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh phê duyệt theo công văn số 2555/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản để được xem xét cấp khi phí thực hiện nhiệm vụ quan trắc. Phối hợp với Viện Nghiên cứu NTTS để khảo sát, chọn điểm quan trắc và lập bản đồ quan trắc ở địa phương cho phù hợp. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện quan trắc, xây dựng mạng lưới cộng tác viên quan trắc tại các điểm quan trắc ở địa phương. Cần nâng cao chất lượng bản tin quan trắc môi trường và phương pháp phát hành bản tin quan trắc theo hướng nhanh chóng, chính xác, đúng đối tượng và hiệu quả.

Tiền Giang, 15/05/2016
Đăng ngày 18/05/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 23:24 27/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:24 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 23:24 27/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 23:24 27/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 23:24 27/09/2024
Some text some message..