Cần quy hoạch nuôi tôm nước lợ

Mới đây, tại Bạc Liêu, Tổng Cục thủy sản tổ chức hội thảo về “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

cho tôm ăn
Nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL. Ảnh: C.Vũ

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - nhìn nhận: Nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL tuy phát triển nhanh chiều rộng nhưng còn hạn chế một số mặt. Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế. Hệ thống thủy lợi, điện, giao thông… phục vụ nuôi tôm nước lợ thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng.

Hiện hầu hết các vùng nuôi chưa có hệ thống cấp - thoát nước riêng biệt, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống giao thông và điện chưa được đầu tư, chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của ngành trồng trọt dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Việc xây dựng “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách.

Ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau - cho biết: Tỉnh vẫn còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích nuôi tôm như chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Đặc biệt là tiềm năng phát triển về chiều sâu - tức chuyển từ nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến qua nuôi công nghiệp (diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh mới hơn 8.000ha, chỉ chiếm khoảng 2% tổng diện tích).

“Tại Cà Mau, huyện nào cũng chọn ra vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, nhưng thực tế người dân lại phát triển nuôi nhiều hơn ở ngoài vùng quy hoạch. Điều này thể hiện chất lượng quy hoạch chưa đạt và quản lý quy hoạch cũng chưa chặt, khi quy hoạch cần nghiên cứu kỹ vấn đề này” - ông Sử thẳng thắn chia sẻ.

Ông Võ Hồng Hoãn - “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu - cho rằng: Hiện vấn đề quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Tình trạng tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân: Thiếu hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường; cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, nhiều nơi mương cấp nước chung với nước thải; chất lượng con giống chưa đảm bảo; không tuân thủ lịch thời vụ... dẫn tới dịch bệnh dễ lây lan.

Mặc dù đã có quy trình nuôi VietGAP, nhưng thực tế người dân lại không biết mà chỉ biết quy trình nuôi của các Cty bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… Các quy trình này đều hướng người nuôi sử dụng sản phẩm của họ càng nhiều càng tốt nên tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất rất phổ biến, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL tập trung tại 8 tỉnh ven biển (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau) với 2 đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng năm 2014 đạt 604.954ha, tăng trưởng bình quân 1,21%/năm so với năm 2005 (541.982ha), sản lượng đạt khoảng 532.896 tấn.

Lao Động, 29/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Công Vũ
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:25 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:25 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:25 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:25 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:25 18/11/2024
Some text some message..