Cần thiết tái cấu trúc ngành cá tra - Kỳ 1: Tham gia càng lâu, càng… lỗ nhiều

LTS: Nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu là một ngành có lợi thế tuyệt đối của vùng ĐBSCL. Mỗi năm, ngành này mang về cho đất nước từ 1,7 - 1,8 tỷ USD. Lẽ ra, nghề này phải giúp cho những người tham gia giàu lên nhưng thực tế, họ đã nghèo đi gấp nhiều lần so với trước.

biểu đồ xuất khẩu cá tra
Cá tra Việt Nam có mặt khắp thế giới nhưng người nuôi cá lại nghèo

Một trong những nguyên nhân khiến nông dân (ND) lẫn doanh nghiệp (DN) tham gia càng lâu, lỗ càng nhiều do giá bán sản phẩm (SP) ngày càng giảm, trong khi chi phí và giá thành sản xuất ngày càng tăng. Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, chất lượng con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh thiếu chặt chẽ và còn nhiều bất cập.

Giá xuất giảm

Việt Nam (VN) xuất khẩu cá tra ra thế giới từ năm 1996. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đưa cá vào thị trường Mỹ. Khi đó, SP xuất vào thị trường này là cá basa. Thời điểm này, giá xuất khẩu có khi lên mức 2,1 – 2,5 USD/Pound (tương đương 4,2 – 5 USD/kg). Ngay trong năm đầu, Agifish xuất sang Mỹ 50 tấn.

SP cá tra, cá basa VN được người tiêu dùng ưa chuộng, sản lượng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, xuất khẩu cá tra của DN VN vào Mỹ đạt 8.000 tấn. Con số này tăng lên 20.000 tấn vào năm 2002. Fillet cá tra đổ bộ “ào ạt” vào thị trường Hoa Kỳ khiến Hiệp hội Các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ lên tiếng. Họ đã trình Quốc hội Mỹ ban hành luật, không cho cá tra VN mang tên “casfish”. “Chỉ trong 8 năm (từ 2000 – 2008), kim ngạch xuất khẩu (KNXK)  cá tra VN vào Mỹ tăng 460 lần, sản lượng tăng 830 lần. Năm 2007, KNXK cá tra VN đạt 1,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay” - TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN, thông tin.

Về thị trường, Mỹ và EU là 2 thị trường lớn. Đến tháng 9-2015, thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ 20,1% trong tổng KNXK cá tra VN, kế đó là EU (18,9%), Trung Quốc, Hồng Kông (9,9%), ASEAN (8,7%), Mexico (5,6%)… Cá tra VN ngày nay đã xuất khẩu đi 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, so với khởi đầu năm 1996, giá xuất SP vào Mỹ hiện nay giá chỉ còn một nửa (1- 1,25 USD/Pound). “Năm 1996, xuất khẩu cá tra ra thế giới, 1 người bán có đến 10 người mua thì nay con số này ngược lại, 10 người bán 1 người mua. Hiện nay, đã có đến 222 công ty tham gia. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh đã làm cho giá bán sụt giảm đến mức SP chính không còn lời” - ông Trần Văn Tròn (ND xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân) bức xúc.

“Cung vượt cầu” dẫn đến tình trạng các DN phá giá lẫn nhau để quay nhanh nguồn vốn, giải quyết việc làm cho công nhân. Từ đó, hàng loạt hệ lụy khó lường đã xảy ra: Nợ xấu ngân hàng tăng lên ngấp nghé ngưỡng 6% (trong khi Ngân hàng Nhà nước quy định phải dưới 3%); nhiều ND lẫn DN vỡ nợ; người nuôi hy vọng, đến kỳ thu hoạch sau, cá sẽ có giá để gỡ lỗ trước đó và cứ thế, họ cứ thua liên tục.

Chi phí tăng

Ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt, cho biết, thời điểm từ năm 2000 - 2003, bình quân 1kg cá tra thịt, ngư dân lãi từ 4.000 – 5.000 đồng. Mỗi kỳ thu hoạch, hộ nào nuôi ít cũng cầm chắc lãi 1 tỷ đồng. Đồng lãi từ nuôi cá tra như một “ma lực” lôi kéo nhiều thành phần trong xã hội nhảy vào nghề, bất chấp việc mình có đủ điều kiện về vốn, kinh nghiệm, tay nghề hay không. “Tôi nhớ thời điểm này, ai cũng đóng bè, đào hầm nuôi cá tra. Từ ND cho đến chủ tiệm vàng, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng xăng dầu, trại cây, kể cả công chức, viên chức… đều lao vào “cuộc chơi”, không theo quy hoạch gì cả. Vịnh vào đó, tất cả sản phẩm đầu vào như đất đai, thức ăn (cá biển, bã đậu nành, cám), thuốc trị bệnh… đều tăng. Đất ven sông có nơi lên đến 2 tỷ đồng/héc-ta” - ông Doãn Tới nhớ lại.

Để nuôi được 1 héc-ta mặt nước, người nuôi phải có đến 7 tỷ đồng cho 1 chu kỳ nuôi (6 tháng). Nhiều người đổ xô vay vốn ngân hàng nên khi cá rớt giá, họ đã mất khả năng thanh toán. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Châu Phú, tham gia nuôi cá tra từ 1996. Ban đầu, ông nuôi 1 bè, về sau ngoài 4 bè, ông còn nuôi đến 12 héc-ta hầm. Mỗi kỳ thu hoạch, sản lượng đạt trên 5.000 tấn. Tuy nhiên, thời hoàng kim không duy trì được bao lâu. “Nếu năm 2000, cám chỉ 500 đồng/kg, cá biển 700 đồng/kg thì nay, 2 loại này đều tăng gấp 10 lần, thuốc trị bệnh cũng vậy. Chi phí, giá thành nuôi ngày càng cao, trong khi giá bán sản phẩm ngày càng giảm, thua lỗ đã xảy ra” – ông Nguyên chia sẻ.

“Mỗi năm, vùng ĐBSCL thả nuôi từ 5.500 – 6.000 héc-ta mặt nước, sản lượng đạt cao nhất khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Có đến 40.000 người trực tiếp làm việc ở các công đoạn từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu và khâu hậu cần nghề cá. Hiện có 222 công ty tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 nhà máy chế biến, số còn lại chỉ mua đi, bán lại kiếm lời. Chính những DN “3 không” (không tên tuổi, không nhà máy và không vốn) này đã phá giá thị trường, đưa ngành cá tra đi vào ngõ cụt ” – ông Lê Chí Bình, Thường trực Hiệp hội cá tra VN, bức xúc.

Báo An Giang, 26/04/2016
Đăng ngày 27/04/2016
Bài, ảnh: Minh Hiển
Nuôi trồng

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 04:40 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 04:40 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 04:40 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 04:40 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 04:40 24/01/2025
Some text some message..