Cẩn trọng khi bổ sung tannin vào thức ăn thủy sản

Bổ sung tannin trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein trong hệ tiêu hóa cá, do đó cần thiết phải có biện pháp cải thiện khi đưa thức ăn giàu chất tanin vào khẩu phần thức ăn thủy sản.

Cẩn trọng khi bổ sung tannin vào thức ăn thủy sản
Bổ sung tannin trong chế độ ăn có thể làm làm giảm khả năng tiêu hóa protein trong hệ tiêu hóa cá

Trong số các  hoạt chất sinh học có tiềm năng, các chiết xuất polyphenol hứa hẹn tiềm năng ứng dụng rất lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của các dẫn xuất thủy phân của chúng đối với sức khoẻ của cá vẫn cần được kiểm chứng nhiều hơn.

Việc sử dụng các nguồn protein thực vật trong thức ăn thủy sản  đã tăng đáng kể trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu về thức ăn và duy trì sự phát triển nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới (Tacon và Metian, 2015). Do đó, thức ăn chứa nhiều thành phần thực vật hứa hẹn sẽ còn phát triển trong tương lai xa hơn. Các thành phần này bao gồm: dầu thực vật, hạt cây họ đậu, trái cây và phụ phẩm tương ứng của chúng (Emre và cộng sự, 2008, Azaza và cộng sự, 2009b), lá cây (Dongmeza et al., 2009), cây thủy sinh (Mandal và Ghosh, 2010a, b), rong biển (Güroy và cộng sự, 2013, Peixoto và cộng sự, 2016) và sinh khối tảo (Tulli và cộng sự, 2012, Tibaldi và cộng sự, năm 2015).

Một số thành phần thức ăn có nguồn gốc cây trồng chứa một lượng đáng kể các chất polyphenolic, được gọi chung là tanin. Polyphenol tanin cho thấy tác động tích cực, chúng có các tính chất chống oxi hóa có lợi cho sức khoẻ và khả năng kích thích hệ thống miễn dịch và các hiệu ứng khác nhau (Chung và cộng sự, 1998, Makkar và cộng sự, 2007, Quideau và cộng sự, 2011). Hợp chất Tannic cũng đã được báo cáo là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh (Schrader, 2008).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học người Pháp đã tiến hành đáng giá ảnh hưởng của việc bổ sung axit tannic (TA) vào chế độ ăn của cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) bằng cách đánh giá sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa, và thành phần thịt cá.

Thí nghiệm

Các nhà khoa học phân chia ngẫu nhiên các nhóm cá (trọng lượng cơ ban đầu là 10,2 ± 0,7 g, n = 40 con) đến 12 bể composite với 4 nghiệm thức lặp lại  3 lần. 4 nghiệm thức tương ứng với 4 chế độ ăn khác nhau: chế độ không bổ sung TA (Đối chứng - C) và 3 nghiệm thức còn lại bổ sung với 10, 20 hoặc 30g TA.kg-1 (được gọi là TA1, TA2, và TA3).

Kết quả

bổ sung acid tannic vào thức ăn thủy sản, acid tannic trong thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn

Tiêu thụ thức ăn tích lũy ở cá chẽm ở Châu Âu cho ăn thực nghiệm với các mức độ khác nhau của acid tannic. Sự khác biệt giữa các nhóm được ghi lại (đường thẳng) từ ngày thứ 17 (giữa giai đoạn điều trị TA3 và những ngày khác) và ngày thứ 21 (giữa giai đoạn điều trị TA2, TA3, và các nghiên cứu khác) cho đến khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm.

Tuy nhiên việc ăn tannin làm giảm đáng kể khẩu phần thức ăn, sự tăng trưởng, thức ăn và hiệu quả protein, và các yếu tố tiêu hóa rõ ràng, chỉ số gan và chất béo. Trong đó khả năng tiêu hóa protein trong khẩu phần ăn có chứa tanin 10g / kg có thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Kết luận

Bổ sung tannin trong chế độ ăn có thể làm làm giảm khả năng tiêu hóa protein trong hệ tiêu hóa cá. Các kết quả này hỗ trợ việc sử dụng nhiều nguồn protein thực vật có chứa tanin thấp hơn như các thành phần dinh dưỡng và làm nổi bật sự cần thiết phải có biện pháp cải thiện khi đưa thức ăn giàu chất tanin vào khẩu phần thức ăn thủy sản. Hơn nữa, trong số các  hoạt chất sinh học có tiềm năng, các chiết xuất polyphenol hứa hẹn do tính chất sinh học rất lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của các dẫn xuất thủy phân của chúng đối với sức khoẻ của cá cũng vẫn cần được kiểm chứng nhiều hơn.

Theo Marie-Hélène Omnes , Julien Le Goasduff, Hervé Le Delliou, Nicolas Le Bayon, Patrick Quazuguel, Jean  H. Robin

Đăng ngày 02/10/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:36 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 01:36 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 01:36 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 01:36 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 01:36 29/01/2025
Some text some message..