Cần xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ để nuôi tôm

Ngày 6/10, đồng chí Võ Minh Thức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn khảo sát về tình hình lấn chiếm đất ven biển, đất rừng phòng hộ để xây dựng hồ nuôi tôm trái phép tại xã An Ninh Đông (huyện Tuy An). Tham gia cùng đoàn khảo sát có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở TN-MT, NN-PTNT, UBND huyện Tuy An…

khảo sát vùng tôm
Đồng chí Võ Minh Thức (thứ 2 từ phải qua), Phó chủ tịch HĐND tỉnh, cùng đoàn khảo sát kiểm tra thực địa một số hồ nuôi tôm lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) - Ảnh: ANH NGỌC

Theo UBND huyện Tuy An, khu vực lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích thuộc tiểu khu 228 rừng phòng hộ ven biển xã An Ninh Đông, tại các thôn Phú Sơn và Phú Lương, với 48 hộ (54 hồ nuôi tôm) có diện tích hơn 67.620m2. UBND huyện Tuy An đã ra quyết định xử phạt 32 trường hợp, trong đó 17 trường hợp xử phạt hành chính, 15 trường hợp buộc khắc phục hậu quả... Tuy nhiên, đến nay có 31 trường hợp chưa chấp hành quyết định xử phạt, 8 hồ nuôi tôm đã tháo dỡ bạt và san lấp mặt bằng nhưng chưa khôi phục nguyên trạng như ban đầu, 18 trường hợp đã khắc phục nhưng chưa đúng diện tích và 26 trường hợp chưa khắc phục…

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Võ Minh Thức đề nghị chính quyền xã An Ninh Đông và huyện Tuy An khẩn trương thành lập tổ công tác để rà soát lại toàn bộ quy hoạch, hiện trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ ở địa phương này để nuôi tôm, đưa ra biện pháp xử lý nghiêm, dứt điểm và có giải pháp khôi phục lại đất và rừng bị tàn phá. Sau khi xử lý xong, địa phương cần xem xét, quy hoạch lại khu vực nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phù hợp với thực tế và cấp quyền sử dụng đất cho dân. HĐND tỉnh đề nghị các sở, ngành liên quan cần giúp đỡ xã An Ninh Đông và huyện Tuy An trong việc khôi phục lại đất và rừng phòng hộ ven biển như hỗ trợ cắm mốc và trồng lại rừng phòng hộ. Địa phương cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm theo tinh thần kết luận của UBND tỉnh.

Báo Phú Yên, 07/10/2015
Đăng ngày 08/10/2015
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 14:02 05/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 05/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 10:11 05/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:56 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:56 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:56 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:56 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:56 06/12/2023