Cắt khu dự trữ sinh quyển để nuôi tôm

Dù chưa có bất cứ phê duyệt nào của cơ quan có thẩm quyền, nhưng dự án “Sản xuất ứng dụng công nghệ cao kết hợp quy trình siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Cần Giờ, TP.HCM” vẫn được triển khai ngay tại tiểu khu 5A rừng phòng hộ Cần Giờ.

xây ao nuôi tôm cần giờ

Công trình xây dựng ao nuôi tôm trong phạm vi tiểu khu 5A rừng ngập mặn Cần Giờ đã bị đình chỉ - Ảnh: Đ.Tuyên

Đây cũng là một phần thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận từ năm 2000. Nơi bắt đầu của cánh rừng ngập mặn độc đáo chính là tiểu khu 5A thuộc địa phận ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông (huyện Cần Giờ) với diện tích hơn 300ha.

Tại địa phận này, hiện không khó nhận ra những cây cột bêtông thẳng đứng, khung nhôm, sắt thép... đang được dựng lên cho dự án “Sản xuất ứng dụng công nghệ cao kết hợp quy trình siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Cần Giờ TP.HCM” (viết tắt là dự án siêu thâm canh) với công nghệ của Singapore, do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Chợ Lớn (CHAID CORP) thực hiện.

Xây không phép trên đất rừng phòng hộ

Vì dự án nằm ngay trên khu đất rừng phòng hộ Cần Giờ, nên đầu tháng 5 UBND TP yêu cầu các cơ quan chức năng có ý kiến về mặt pháp lý của dự án.

Cụ thể, dự án phải thỏa mãn các câu hỏi: Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ - cơ quan được giao trực tiếp quản lý rừng - có đồng ý cho nuôi tôm thẻ chân trắng tại tiểu khu 5A rừng phòng hộ hay không? Dự án có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái rừng khi triển khai hay không? Và UBND TP nói rõ là nghiêm cấm việc chuyển mục đích sử dụng đất từ rừng phòng hộ sang loại đất khác.

Sáng 9-6, ông Trương Trung Thu - trưởng phòng thủy sản Sở NN&PTNT TP - cho biết đến nay các sở ngành TP vẫn chưa có văn bản trả lời về vấn đề trên để sở tổng hợp ý kiến trình UBND TP như chỉ đạo. Thế nhưng thực tế dự án siêu thâm canh đã được triển khai xây dựng các công trình với nhiều hạng mục khác nhau. Bước vào khu dự án, nhiều người không khỏi giật mình khi hàng cột bêtông đã được đóng kiên cố trên các ao tôm. Khung mái che gần như hoàn tất tại ao thứ nhất, trong khi các ao liền kề vẫn còn đó những vết cạp, nạo vét mới nguyên...

Khi nghe thông tin việc dự án siêu thâm canh đã và đang xây dựng các công trình nuôi tôm, ông Lê Văn Thơm - phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - tỏ ra rất bất ngờ. Ngay trong chiều tối 7-6, ông Thơm đã đến hiện trường kiểm tra và tận mắt chứng kiến các công nhân đang hì hụi thi công nhiều hạng mục dưới lòng ao, nhiều tấn vật liệu xây dựng tiếp tục được đổ xuống bãi tập kết của công trình.

Ông Thơm cho biết UBND huyện Cần Giờ đã chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ kiểm tra việc xây dựng các ao nuôi tôm tại tiểu khu 5A đang tác động đến rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã lập biên bản các sai phạm và đình chỉ mọi hoạt động thi công của dự án này. Theo ông Thơm, khi chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, các thủ tục xây dựng cũng chưa có mà đã xây dựng các công trình như thế là “trái với quy định, sai hoàn toàn”.

Ông Lê Văn Sinh - trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ - cho biết thêm: “Mọi hoạt động tác động đến khu đất này đều phải nghiêm ngặt tuân theo quy chế quản lý rừng phòng hộ. Ngay cả khi được phép thi công cũng không được đưa máy móc cơ giới vào, mọi biện pháp thi công phải thực hiện thủ công và đều phải có phương án chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, đất đai ở đây cũng không được chuyển giao hoặc đem hợp tác, cho thuê, liên doanh... dưới mọi hình thức khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền. Trong khi đó, đến nay dự án siêu thâm canh chưa có phương án hay bất kỳ phê duyệt nào của cấp thẩm quyền mà đã triển khai xây dựng là sai”.

“Thân phận”... không rõ ràng

Tiểu khu 5A rừng phòng hộ Cần Giờ trước đây vốn là Nông trường Q.5. Đến năm 1995, nông trường này được chuyển giao cho Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (nay là Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn - Cholimex) trực tiếp quản lý rừng.

Đến đầu năm 2010, UBND TP ban hành quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng tiểu khu này, giao Ban quản lý rừng phòng hộ (UBND huyện Cần Giờ) quản lý toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được thu hồi. Đồng thời quyết định cũng nêu rõ Xí nghiệp dịch vụ kinh doanh nuôi trồng thủy hải sản thuộc Cholimex được tiếp tục quản lý toàn bộ tài sản đã đầu tư trên đất, ký hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ để giữ rừng, nhận tiền công như nhiều hộ dân khác.

Theo giải thích của ông Sinh, quyết định trên được hiểu Cholimex hay xí nghiệp trực thuộc chỉ được sản xuất trên phần diện tích đã tiếp nhận nguyên canh, nguyên cư của nông trường trước đây. Đơn vị này không được thay đổi hiện trạng vì toàn bộ diện tích đã được xác định thuộc phạm vi rừng phòng hộ, phải tuân theo nguyên tắc quản lý của loại rừng này và không được phép chuyển đổi dưới bất cứ hình thức nào khi chưa được phê duyệt, cho phép của cấp thẩm quyền.

Theo các cơ quan chức năng TP, đến nay cũng chỉ biết Cholimex là đơn vị đề xuất dự án siêu thâm canh nói trên, chứ không biết có bất kỳ một pháp nhân nào khác đề xuất thực hiện dự án này. Dự án cũng đang được “nâng lên hạ xuống”, chưa có bất kỳ một quyết định chính thức nào.

Vậy mà pháp nhân đứng ra thực hiện dự án siêu thâm canh này lại không phải Cholimex, mà do một công ty cổ phần mới được thành lập tiến hành là CHAID CORP. Thông tin tại Sở Kế hoạch - đầu tư TP cho thấy công ty này được đăng ký hoạt động vào đầu tháng 1-2012 (địa chỉ tại Q.1) với sáu cổ đông sáng lập, gồm bốn cổ đông cá nhân và hai cổ đông pháp nhân. Điều đặc biệt, Cholimex chỉ chiếm 20% trên tổng vốn điều lệ với giá trị cổ phần là 2,6 tỉ đồng. Như vậy không thể gọi đây là công ty cổ phần mà Cholimex nắm quyền chi phối, càng không thể gọi đây là “con” của Cholimex.

Ông Trương Trung Việt (chủ tịch hội đồng thành viên Cholimex) cho biết: “Những nội dung này thuộc phạm vi điều hành của ban tổng giám đốc Cholimex, đến nay hội đồng thành viên chưa được ban tổng giám đốc báo cáo. Chúng tôi xin ghi nhận nội dung trên. Sau khi kiểm tra và có thông tin báo cáo từ ban tổng giám đốc, chúng tôi sẽ trả lời cụ thể các nội dung trên”.

Theo TT
Đăng ngày 12/06/2012
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:36 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:36 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:36 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:36 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:36 20/04/2024