Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong suốt vụ nuôi

Cắt mồi và giảm mồi nghĩa là gì? 

Trong nuôi tôm, người dân thường sử dụng từ “cắt mồi” để nói đến việc cắt bớt đi một buổi cho tôm ăn trong ngày. Còn “giảm mồi” có nghĩa vẫn cho ăn theo số buổi mỗi ngày nhưng lượng thức ăn mỗi lần cho ăn được cắt giảm đi một nửa, thậm chí là hơn một nữa so với bình thường. 

Đối với tôm thẻ chân trắng, chúng bắt mồi liên tục trong ngày. Vì vậy, nên cho tôm ăn nhiều lần trong ngày 4 – 6 cữ nếu cho ăn bằng tay để hạn chế thức ăn dư thừa. Bắt đầu cho ăn bằng máy từ tháng thứ 2 trở đi để tiết kiệm chi phí nhân công và cải thiện hiệu quả cho ăn. Ngoài ra việc cho ăn bằng máy ban đêm giúp tôm ăn được nhiều thức ăn hơn, giảm thời gian nuôi. 

Khi nào nên cắt mồi hoặc tiến hành giảm mồi cho tôm? 

Người nuôi nên tiến hành cắt mồi hoặc giảm mồi cho tôm trong các trường hợp sau: 

- Ao nuôi đang ở các vùng dịch bệnh đang bùng phát thì nên giảm lượng thức ăn cho tôm só với nhu cầu 

- Cắt bớt cử buổi trưa khi thời tiết quá nắng nóng khiến nhiệt độ tăng cao 

- Khi người nuôi có trộn thêm thức ăn dinh dưỡng hoặc thuốc phòng ngừa bệnh trên tôm để tôm có thể bắt mồi triệt để 

- Giảm thức ăn từ 30 – 50% khi tôm lột xác, trời mưa to, khí độc cao, tảo tàn, …. 

- Khi phát hiện tôm bị bệnh, lượng thức ăn thường ngày dư thừa nhiều so với mọi khi 

Thức ăn tômVới ngành nuôi tôm hiện nay, sử dụng thức ăn công nghiệp là thức ăn chính cho tôm. Ảnh: nguoinuoitom.vn

Đối với gian đoạn tôm dưới 24 ngày đầu: Người nuôi nên gây màu nước cho ao tốt để có thể cung cấp các thức ăn tự nhiên cho tôm ăn mà không cần cho ăn thêm thức ăn công nghiệp ( tốt nhất ở giai đoạn 10 ngày đầu ) 

Đối với giai đoạn tôm từ ngày thứ 25 trở đi bắt đầu sử dụng nhá ( hay còn gọi là sàng, vó) để kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp: 

- Tôm 25 – 38 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 15 g/kg, thời gian canh nhá là 2 giờ 

- Từ ngày 39 – 45, thức ăn cho vào nhá 20 g/kg, thời gian canh nhá là 2 -1 giờ 30 phút. 

- Tôm 46 – 55 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 25 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 30 phút 

- Từ ngày 56 – 65, thức ăn cho vào nhá 30 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 30 phút đến 1 giờ. 

- Từ ngày 66 – 72, thức ăn cho vào nhá 35 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 

- Tôm 73 – 79 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 40 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 

- Từ ngày 80 đến khi thu hoạch, thức ăn cho vào nhá 45 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 

Làm như thế nào để nhận biết tôm ăn đủ lượng thức ăn cần thiết? 

Sau khoảng thời gian canh nhá nêu trên, kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm. Nếu đường ruột tôm đầy và có màu của loại thức ăn sử dụng là tốt. Tôm rỗng ruột hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất ổn, cần phải kiểm tra. Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt, có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo thêm 5%.  

Ngược lại, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 – 10% thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cữ tiếp theo, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10 – 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Nếu lượng thức ăn trong nhá còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10%. 

Nhá tômSử dụng nhá để kiểm tra lượng thức ăn tôm cần. Ảnh: nongnghiep.vn

Những lưu ý đặc biệt để tránh cho tôm ăn sai cách 

- Lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng cao như: đồng đều về kích thước, hình dạng và màu , ít bụi, mùi thơm hấp dẫn, không rã nhanh trong 3 giờ,... 

- Dựa vào tập tính ăn của tôm: tôm rất háu ăn, chúng dùng giác quan là xúc giác để tìm kiếm thức ăn và khoáng chất để tăng trưởng, pH phù hợp giúp máu tuần hoàn và tiêu hóa tốt. Vì vậy người nuôi cần nên để ý các yếu tố môi trường để kích thích sự thèm ăn của tôm 

- Dựa vào môi trường ao để cho ăn: Nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tiến hành cho ăn 

- Ảnh hưởng của nhiệt độ cao: Thời gian mà thức ăn nằm trong ruột tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và cũng sẽ bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp 

- Dựa vào dòng nước chảy: Thời gian mà thức ăn nằm trong ruột tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và cũng sẽ bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp 

- Khu vực cho ăn cần tránh: Người nuôi nên cần tránh cho ăn hoặc để máy cho ăn tự động phun vào vị trí hố xi phông khiến thức ăn rơi vào nơi có chất thải hoặc khí độc. 

- Sử dụng và quan sát nhá (sàn, vó) đúng cách: Khi thức ăn không còn trong nhá, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là tôm ăn tốt. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy “điều bất thường” và cần phải được tìm hiểu cặn kẽ.  

Thiết kế ao nuôi hợp lý để tăng nâng suất cao. Ảnh: vpas.com.vn

Không phải lúc nào cũng cho tôm ăn theo nhu cầu đúng từng giai đoạn phát triển, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình biến động khác (sức khoẻ tôm, thời tiết, môi trường nước…). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức. 

Vì vây, người nuôi cần nên cho tôm ăn hợp lý, cắt mồi và giảm mồi cho các trường hợp cần thiết trong quá trình nuôi như bài viết đã chia sẻ. 

Đăng ngày 05/12/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 04:03 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 04:03 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 04:03 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 04:03 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 04:03 14/10/2024
Some text some message..