Câu cá ngừ đại dương có dùng đèn cao áp: Không khuyến khích

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT-BVNLTS) thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT khẳng định chưa thể cấm nghề câu cá ngừ đại dương có dùng đèn cao áp vì nếu cấm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhiều ngư dân. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ đây có phải là nghề khai thác hủy diệt hay không…

cau ca ngu den cao ap
Dùng đèn cao áp kết hợp câu tay để đánh bắt cá ngừ đại dương- Ảnh: T.MẠNH

Đầu tư thấp, sản lượng đạt cao, rút ngắn chuyến biển là yếu tố chính để ngư dân chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương dùng đèn cao áp. Ông Nguyễn Dân, chủ tàu cá BĐ96588TS ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết: “Nghề câu đèn đầu tư đơn giản, chỉ hệ thống khoảng 20 bóng đèn, mỗi bóng có công suất từ 1.000-3.000W, một ngư dân ngồi trên tàu thả 2-4 dây câu, mỗi dây khoảng 4-6 lưỡi câu móc mồi mực xà tươi sống là có thể câu được cá ngừ. Khi tàu chong đèn, mực xà tập trung dưới tàu, cá ngừ đại dương di chuyển theo bắt mồi và dính câu”. Phương pháp này đã nâng sản lượng khai thác những tháng đầu năm nay tăng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng cá ngừ đại dương khai thác được của 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa đạt trên 11.700 tấn, gần bằng sản lượng cả năm 2011.

Theo số liệu của Cục KT-BVNLTS, trong tổng số hơn 2.400 tàu khai thác cá ngừ đại dương cả nước hiện nay, số tàu câu đèn cao áp chiếm hơn một nửa. Trong đó, nhiều nhất là tỉnh Bình Định với hơn 1.000 tàu, tỉnh Phú Yên có gần 50 tàu. Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Cơ sở hậu cần và dịch vụ nghề cá (Cục BV-KTNLTS), do nghề câu cá ngừ kết hợp với ánh sáng đèn đạt năng suất cao nên nhiều tàu thuyền hành nghề khác trên biển đã chuyển sang nghề này. Không chỉ các phương tiện hành nghề chụp mực, câu mực, lưới vây, lưới rê… mà cả nghề câu vàng cá ngừ truyền thống cũng chuyển sang nghề kết hợp câu bằng đèn cao áp. Cục KT-BVNLTS có chủ trương chưa thể cấm nghề câu cá ngừ đại dương kết hợp dùng đèn cao áp vì nghề này phát triển quá nhanh, nếu cấm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống rất nhiều ngư dân.

Tuy nhiên, cá ngừ đại dương câu tay kết hợp dùng đèn cao áp có chất lượng kém, giá bán thấp. Phân tích của Cục KT-BVNLTS, số cá ngừ đại dương đánh bắt được từ nghề câu đèn cao áp cho thấy thịt cá có mùi và vị chua, độ kết dính của cơ thịt giảm, nhiều con cá sau khi đánh bắt có cơ thịt bị tách rời khỏi xương. Giá cá ngừ câu đèn cao áp hiện bán giảm từ 40-50% so với giá cá ngừ câu vàng truyền thống. Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Cơ sở hậu cần và dịch vụ nghề cá (Cục BV-KTNLTS), khi mới xuất hiện nghề câu đèn cao áp, thương lái Trung Quốc mua cá câu đèn với giá tương đương cá câu vàng, nhưng khi nghề câu đèn rộ lên, giá cá câu đèn liên tục giảm. Đây là một vấn đề nguy hiểm, ngư dân cần hiểu rõ để không nên chạy theo. Bà Trịnh Thị Ngọc Sâm, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vinh Sâm, cho biết: “Cá ngừ đại dương có được giá cao như trước đây là nhờ xuất khẩu nguyên con sang các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản. Nhưng cá ngừ câu bằng đèn cao áp có chất lượng thấp nên không thể xuất được. Cá câu đèn cao áp bên ngoài trông rất đẹp, nhưng bên trong lại bị phân hủy rất nhanh. Nếu cá xuất sang các nước thì khả năng trả về là rất cao…”. Hiện tại cá ngừ câu đèn cao áp chỉ được các doanh nghiệp mua về cắt lát đông lạnh hoặc đóng hộp tiêu thụ trong nước và xuất sang thị trường Trung Quốc.

Ông Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng nên hạn chế nghề câu đèn vì trữ lượng cá ngừ đại dương ở Việt Nam có hạn (khoảng 50.000 tấn), nếu phát triển ồ ạt nghề câu đèn, sản lượng đánh bắt cao, nhưng giá bán thấp không phải là cách tốt. Trong khi đó, ông Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, khảo sát trong số cá ngừ câu đèn tại các tỉnh miền Trung vừa qua, tất cả số cá câu được đều có ôm trứng nên cần xem lại liệu đây có phải là nghề hủy diệt?

Trước tình hình trên, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu Tổng cục Thủy sản gấp rút nghiên cứu kỹ về nghề câu cá ngừ đại dương có sử dụng đèn cao áp. Cần tìm ra nguyên nhân vì sao chất lượng cá ngừ đại dương giảm do câu tay có dùng ánh sáng đèn và nghiên cứu kỹ đây có phải là nghề khai thác hủy diệt hay không. Bộ NN-PTNT không có chủ trương khuyến khích phát triển nghề này…

báo Phú Yên
Đăng ngày 05/09/2012
T.MẠNH – H.ÁNH
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 23:18 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 23:18 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 23:18 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 23:18 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 23:18 29/04/2024