Cây tầm ma (Urtica dioica) trong nuôi trồng thủy sản

Các nhà khoa học Iran đã chứng minh rằng sử dụng chế độ ăn có bổ sung chiết xuất từ cây tầm ma (U. dioica) giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng và kích thích miễn dịch ở cá; do đó cá có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cây tầm ma (Urtica dioica) trong nuôi trồng thủy sản
Cây tầm ma (Urtica dioica) giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá

Cây tầm ma (Urtica dioica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Urticaceae. Nó có nguồn gốc ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, và Tây Bắc Mỹ. Cây tầm ma là thể cây bụi, có dây leo, mép lá răng cưa, trên lá và thân có lông gai khi chạm vào sẽ gây đau và ngứa. Cây có chiều cao khoảng 1-2m; sinh sôi nhiều nhất vào mùa hè.

Trong cây có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau như carotenoid, lutein, xanthophyll có thể được tìm thấy chủ yếu ở lá. Một số caroten là tiền chất của vitamin A (retinol) có nhiều ở lá già hơn so với lá non. Ngoài ra, lá tầm ma còn có chứa axit ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B2), acid pantothenic, vitamin K1 và tocopherols (vitamin E).

Các công trình nghiên cứu cho thấy, tầm ma có chứa các hoạt chất sinh học có khả năng giảm viêm; chống dị ứng, chống thấp khớp, co giật, tăng cường hệ miễn dịch…vv và không hề có tác dụng phụ.

Thí nghiệm

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Iran đã điều tra tác động của việc bổ sung chế độ ăn có bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (Urtica dioica) lên hiệu quả tăng trưởng, chất nhầy trên da, đáp ứng miễn dịch và kháng bệnh của cá hồi Oncorhynchus mykiss với khẩu phần bổ sung U. dioica ở các nghiệm thức: 0 (đối chứng) 1, 2 và 3% trong 8 tuần. Sau đó tiến hành lấy chỉ tiêu đánh giá.

Oncorhynchus mykiss, cây tầm ma trong nuôi trồng thủy sản, nguyên liệu thuốc thủy sản, nguyên liệu thủy sản, cá hồi

Nghiên cứu tiến hành trên cá hồi vân. Nguồn ảnh: nswaqua

Kết quả

Sau 8 tuần cho ăn, việc bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (U. dioica) ở mức 3% đã làm tăng trọng nhanh, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao hơn đáng kể so với các nhóm khác (P <0,05).

Các phản ứng huyết học bao gồm: hematocrit (Htc), hemoglobin (Hb), tổng thể lymphocyte và bạch cầu trung tính tăng đáng kể ở nhóm cá nuôi 3% U. dioica khi đo sau 4 tuần; trong khi tổng số hồng cầu, bạch cầu, Htc, Hb, lymphocyte và bạch cầu trung tính tăng đáng kể sau 8 tuần ở cùng nhóm (P <0,05).

Tổng lượng protein huyết thanh và hàm lượng glucose tăng lên đáng kể ở cá ăn thức ăn bổ sung dịch trích cây tầm ma ở 3% so với các nhóm khác sau 8 tuần; tuy nhiên, triglyceride giảm đáng kể trong cùng một nhóm vào tuần thứ 4 và thứ 8 (P <0,05).

Ngoài ra, một số thông số miễn dịch, cụ thể là IgM, lysozyme, sau 8 tuần các phản ứng miễn dịch cũng được tăng cường ở các nhóm cá ăn khẩu phần 2 và 3% U. dioica (P <0,05).

Khi kết thúc thử nghiệm cho ăn, các chất nhầy thu được từ các nhóm cá ăn thức ăn bổ sung dịch trích từ cây tầm ma cho thấy cá có hoạt tính đối kháng chống lại một số vi khuẩn gây bệnh (Streptococcus iniae, Yersinia ruckeri, Vibrio anguillarumLactococcus garviae), các hoạt động của enzym da (alkaline phosphatase, lysozyme, protease và esterase) và nồng độ protein ở nhóm ăn 3% có tỷ lệ cao nhất so với các nhóm khác (P <0,05).

Tỷ lệ chết tích lũy của cá hồi vân bị nhiễm Y. ruckeri có tỷ lệ tử vong tương đối thấp ở tất cả các nhóm bổ sung dịch trích, trong đó có tỷ lệ chết thấp nhất ở nhóm cá được cho ăn 3% U. dioica.

Kết luận

Các phát hiện hiện tại chứng minh rằng sử dụng chế độ ăn có bổ sung dịch trích từ cây tầm ma (U. dioica) giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng và kích thích miễn dịch ở cá; do đó, cho phép cá có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Báo cáo khoa học trên: Sciencedirect

Đăng ngày 05/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 04:19 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 04:19 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 04:19 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:19 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 04:19 27/12/2024
Some text some message..