Các nhà khoa học khẳng định giá trị của những vùng cấm đánh bắt

Một nghiên cứu cho thấy việc thành lập các khu bảo tồn biển có thể làm cho các loài thủy sản thích ứng với hành vi:ít rời xa các khu vực có áp lực khai thác thấp.

Một nghiên cứu cho thấy việc thành lập các khu bảo tồn biển có thể làm cho các loài thủy sản thích ứng với hành vi:ít rời xa các khu vực có áp lực khai thác thấp.
Hình minh họa

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học British Columbia (UBC) cho thấy: một số loài cá có xu hướng ở trong khu bảo tồn, nơi chúng được bảo vệ để không bị đánh bắt, trong khi các loài cá khác thì di chuyển khắp nơi. Những con đầu tiên sẽ tiếp tục sống trong các khu vực được bảo vệ, truyền hành vi này cho thế hệ tiếp theo, góp phần gia tăng số lượng cá thể trong quần đàn ở các thế hệ sau.

Jonathan Mee, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Ngay cả đối với các loài cá như cá ngừ và cá mập cũng mất rất nhiều thời gian để đi xa bờ, vì vậy các khu bảo tồn là một công cụ bảo tồn quan trọng. Chúng tôi đã sử dụng mô hình toán học để tìm ra những điều kiện mà các khu bảo tồn biển có thể thúc đẩy cá tiến hóa để khỏi bị bắt”.

Trong một hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học của UBC và dự án Biển quanh chúng ta tại Viện Đại dương và Nghề cá, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng các hoạt động của cá ngừ vằn, cá ngừ vây xanh và cá mập trắng lớn.

Họ đã tìm thấy bằng chứng rằng, trong vòng 10 năm sau khi tạo ra các khu bảo tồn biển mới, mô hình di chuyển của cá ngừ có thể thay đổi, trong khi cá mập trắng phải mất 50 năm thì mới có thể thay đổi được (do chúng có đời sống dài hơn). Đồng thời, họ cũng tìm thấy bằng chứng rằng nếu áp lực khai thác lớn hơn và tiệm cận với trữ lượng thì cá sẽ tiến hóa nhanh hơn để ở lại trong vùng được bảo vệ.

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng cần phải tạo ra thêm các khu bảo tồn biển vì hoạt động khai thác đã tăng lên theo cấp số nhân trong những thập niên gần đây, dẫn đến sản lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu sụt giảm 1,2 triệu tấn/năm.

Daniel Pauly, điều tra viên chính của dự án Biển quanh chúng ta và là đồng tác giả của dự án, nói: “Bây giờ các tàu khai thác thủy sản đã lớn hơn và chúng ta có thể vây bắt hết toàn bộ đàn cá ngừ. Khoảng cách, độ sâu không bảo vệ chúng, không có gì bảo vệ chúng, trừ việc chúng ta quyết định không khai thác chúng ở các khu vực được bảo vệ. Một khu bảo tồn biển được kiểm soát tốt, ít nhất là một phần trong đó, sẽ giúp chống lại tác động của việc khai thác quá mức ở các vùng bên ngoài”.

Những phát hiện này đã chỉ ra cho các nhà quản lý nghề cá, các nhà lập kế hoạch bảo tồn, các nhà môi trường cũng như các chuyên gia trong ngành khai thác thủy sản về những hiệu quả của các khu bảo tồn biển.

Sarah Otto thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học của UBC cho rằng các khu bảo tồn có thể có hiệu quả hơn nhiều so với chúng ta đã từng nghĩ trong việc ngăn chặn sự tuyệt chủng của một số loài, bảo vệ đa dạng sinh học và thậm chí hoạt động như là một chính sách bảo hiểm.

Theo Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 27/03/2017

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 10:11 25/06/2024

Trứng nước trong ao tôm và ảnh hưởng trong ao tôm

Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, là loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột. Tuy hữu ích nhưng sự xuất hiện dày đặc của chúng sẽ gây tác động không nhỏ đến tôm nuôi.

Trứng nước
• 10:05 24/06/2024

Tác động của NH3, NO2, CO2 đến môi trường ao tôm

Việc duy trì chất lượng môi trường ao tôm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vụ nuôi. Trong đó, NH3, NO2 và CO2 đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Việc hiểu về chúng có thể giúp bà con nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát, quản lý từ đó cải thiện được năng suất ao nuôi.

Ao nuôi
• 11:09 19/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 17/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 10:18 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:18 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 10:18 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 10:18 26/06/2024
Some text some message..