"Cha đẻ" tôm giống xứ Nghệ

Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cho rằng, điều kiện khí hậu tại Nghệ An nói riêng và miền Bắc nói chung rất khó sản xuất tôm giống.

tạo thương hiệu tôm giống
Ông Cương (giữa) trở thành người tạo ra tôm giống thương hiệu Nghệ.

Vậy nên, khi nghe tin ông Nguyễn Hồng Cương, một người nuôi tôm tại Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu (Nghệ An) sản xuất được trên 10 triệu con tôm giống/năm, nhiều người vẫn không khỏi ngỡ ngàng.

Ông không những là một trong những người nuôi tôm thành công nhất mà còn là người tạo ra thương hiệu tôm giống xứ Nghệ.

Từ nuôi tôm sú quảng canh

Sau nhiều năm vào Nam, ra Bắc kiếm sống, năm 1991 ông Nguyễn Hồng Cương, con liệt sỹ chống Mỹ, bản thân bị tật chân đã trở về xã Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu (nay là phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai) mở tiệm may kiếm sống.

Vừa làm nghề, vừa dạy học may ông còn đấu thầu 3 ha mặt nước và trở thành một trong 4 người nuôi tôm (sú) đầu tiên tại Nghệ An. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, ông thu lãi 30-40 triệu đồng.

Thời điểm đó, mỗi năm đút túi 30 triệu đồng đã khiến nhiều người thèm muốn nhưng ông Cương vẫn chưa muốn dừng lại. Năm 1993, ông thầu thêm 27 ha mặt nước tiếp tục nuôi quảng canh tôm sú và cua xanh.

Sau chuyến vào miền Nam học hỏi kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, trở về ông làm thêm dịch vụ cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi tại địa phương và các tỉnh phía Bắc.

Ông nhận thấy, trải qua một quãng đường di chuyển quá xa từ miền Nam về, tỉ lệ hao hụt nhiều và sức đề kháng của con tôm giống giảm, người nuôi tôm nhiều phen lao đao. Ông ấp ủ ước mơ sẽ mở trại sản xuất tôm giống ngay tại địa phương để phục vụ người nuôi tôm.

“Nhiều người bảo đó là một ý tưởng điên rồ. Tôi thấy, tôm nuôi vụ 1 được thả vào đầu xuân, việc sản xuất tôm giống được thực hiện vào mùa đông, đó là thời điểm nhiệt độ miền Bắc, miền Trung xuống rất thấp.

Vì vậy, cho tôm sinh sản vào thời điểm này rất khó. Nhiều người nghĩ, tôi đang tự đâm đầu vào chỗ chết bởi trước tới nay chưa ai dám bỏ hàng trăm triệu đồng để xây dựng một trại sản xuất tôm giống tại Nghệ An”, ông Cương tâm sự.

Năm 1999, ông Cương đầu tư 550 triệu đồng xây dựng trại sản xuất giống tôm sú và cua xanh có diện tích 1.000 m2 tại xã Quỳnh Liên.

Để đối phó với nhiệt độ thấp, ông nhập và vận hành công nghệ tuần hoàn nhiệt từ nước ngoài về. Nhiều người đến thăm trại tôm giống đơn giản chỉ vì sự tò mò, xem ông đang làm gì với một đống tiền đã đổ ra hơn là để ghi nhận thành quả của ông.

Nhưng ngay từ năm đầu, ông đã khiến mọi người ngỡ ngàng, trại tôm giống đã cho ra đời trên 10 triệu con tôm sú đạt tiêu chuẩn, thu về 600 triệu đồng, đáp ứng được 1/2 nhu cầu tôm giống tại Nghệ An vào thời điểm năm 2000.

Trại tôm giống của ông Cương vinh dự được 2 lần đón Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và nhiều đoàn công tác của Bộ NN-PTNT về tham quan..

Bản thân ông Cương, sau những thành tích nổi bật trong thi đua sản xuất đã nhiều lần được đi báo cáo điển hình toàn quốc trong phát triển kinh tế, được nhận cúp, Bằng khen của các cấp ngành của Trung ương và địa phương.

Ông chính thức trở thành người đầu tiên tại Nghệ An sản xuất được tôm giống. Chưa có một thương hiệu nào được đăng ký nhưng tôm giống của ông đã được người nuôi tôm đón nhận, tin tưởng.

Đến thương hiệu tôm giống xứ Nghệ

Năm 2002, ông xây dựng thêm 2 trại sản xuất tôm giống nữa, nâng tổng diện tích trại tôm giống lên 3.000 m2.

Thời điểm này, Bộ Thủy sản (cũ) cho phép ông nhập 800 cặp tôm thẻ chân trắng (TCT) bố mẹ, thuê chuyên gia từ Đài Loan về để chuyển giao kỹ thuật.

Thế nhưng, đây là một giống mới du nhập nên người nuôi tôm và cả ngành nông nghiệp tỉnh thời điểm bấy giờ tỏ ra thận trọng..

kiểm tra quá trình nuôi tôm
Cùng người nuôi tôm kiểm tra quá trình phát triển của con tôm nuôi bằng công nghệ sinh học 

Sản xuất ra giống nhưng không có người mua, kế hoạch sản xuất giống tôm TCT của ông bị phá sản. Cùng thời điểm, ông được Trung tâm Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cua xanh. Với việc xây dựng thêm 3 trại tôm, mỗi năm ông sản xuất được 30 triệu con tôm giống, 2 triệu cua xanh.

Việc nuôi quảng canh tôm sú vẫn thuận lợi, mỗi năm gia đình ông thu 400-500 triệu lãi ròng.

Năm 2009, ông dành thời gian nghiên cứu tài liệu và đi tham quan, học hỏi các mô hình về sản xuất giống tôm TCT trong và ngoài nước.

Thời gian này, các trại tôm của ông được Công ty CP Việt Nam thuê lại để sản xuất tôm giống; các đầm tôm của ông chuyển sang nuôi thâm canh tôm TCT. Bình quân mỗi năm thu về trên 120 tấn tôm thương phẩm, lãi ròng 4-5 tỷ đồng.

Các đầm tôm của ông tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/tháng. Thời điểm chính vụ, nhiều lao động tại trại tôm của ông có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng..

Cuối năm 2014, ông thu hồi toàn bộ 6 trại sản xuất tôm giống, đầu tư gần 2 tỷ đồng, tu sửa, xây dựng thêm 1 nhà tôm bố mẹ 600 m2 và tiếp tục đầu tư sản xuất giống tôm TCT. Bước đầu, ông nhập 500 cặp tôm TCT bố mẹ từ Công ty C.P Thái Lan về với giá trên 1 tỉ đồng.

Lúc này, không ai còn nghi ngờ về năng lực sản xuất tôm giống của ông nữa. Họ hiểu, để có được kinh nghiệm và dám bỏ tiền tỉ quay lại với tôm TCT, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả thực tiễn để nghiên cứu. Nhưng ít ai biết ông đang thực hiện một cuộc “cách mạng” trong nuôi tôm và sản xuất tôm giống.

“Thực tế cho thấy, nhu cầu thị trường dần thay đổi, người tiêu dùng bắt đầu tìm sử dụng các sản phẩm an toàn. Muốn làm giàu bền vững từ con tôm, phải thay đổi quan điểm của người nuôi, phải đáp ứng cái thị trường đang cần chứ không phải cung cấp cho thị trường những gì mình có.

Phải đặc biệt ưu tiên việc nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học thay vì sử dụng kháng sinh...

Vì thế, tôi bắt đầu dùng chế phẩm sinh học, sử dụng vi sinh để nuôi ấu trùng tôm, không sử dụng kháng sinh để kích thích tôm sinh sản bằng mọi giá”, ông Cương chia sẻ.

Năm 2015, ông Cương đã sản xuất được 100 triệu con tôm giống TCT, cung ứng thị trường từ Thừa Thiên- Huế đến Quảng Ninh; thu 120 tấn tôm thương phẩm, doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng.

Chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm, ông bán giá tôm giống thấp hơn thị trường, mức chiết khấu cho tất cả các hộ dân là 30%, hỗ trợ 7 triệu con giống cho một số hộ khó khăn.

Ông Trần Mạnh Cường, một hộ nuôi tôm tại xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) cho biết: “Năm nay, do nhiều yếu tố tác động, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Rất nhiều hộ trắng tay do mua phải tôm giống trôi nổi, tôm chậm lớn.

Thế nhưng các hộ sử dụng tôm giống của ông Cương đều thắng lợi. Gia đình tôi nuôi 2 ha tôm cũng thu được cho 15 tấn, lãi ròng trên 300 triệu đồng.

Ông Cương sử dụng các chế phẩm sinh học để sản xuất tôm giống, tôm bố mẹ được thay thế khi chỉ mới sinh sản được 2,5-3 tháng.

Cách làm này không giúp ông lãi cao nhưng chất lượng tôm giống hơn hẳn so với một số trại tôm khác. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ cho ra sản phẩm an toàn, tạo điều kiện cho người nuôi tôm có sản phẩm tốt”.

Hiện nay ông đang đầu tư xây dựng thêm 1 nhà cách ly tôm bố mẹ, xây mới 3 trại tôm giống, nâng tổng số trại tôm lên 9 trại (166 hồ tôm giống).

Với việc đầu tư này, ông hi vọng sẽ sản xuất được được 400 triệu con tôm giống, đáp ứng được 1/3 nhu cầu tôm giống tại Nghệ An.

Ông Nguyễn Hồng Cương cũng đã thành lập Công ty TNHH Hải Tuấn với mong muốn trong thời gian tới sẽ đươc UBND tỉnh Nghệ An tạo cơ chế, hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học..

Năm 2014, Dự án sản xuất tôm TCT an toàn sinh học tại Nghệ An đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng bao gồm hệ thống kênh mương cấp, tiêu nước. Có 30 hộ tham gia dự án với tổng diện tích tôm nuôi là 30 ha. Ông Nguyễn Hồng Cương được bầu là tổ trưởng tổ cộng đồng. Dự án được thực hiện hy vọng sẽ thổi một luồng gió mới vào bức tranh nuôi tôm khá ảm đạm ở Nghệ An vài năm trở lại đây.

Báo Nông nghiệp VN, 02/01/2016
Đăng ngày 02/01/2016
Võ Dũng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 01:38 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 01:38 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 01:38 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:38 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 01:38 24/04/2024