Chà Và: Quy hoạch vùng nuôi để bền vững

Nhiều năm qua, việc nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên sông Chà Và không tuân theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường. Trước thực trạng đó, Sở NN-PTNT và TP.Vũng Tàu đã có kế hoạch sắp xếp các cơ sở NTTS trên sông Chà Và, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nguồn sản phẩm chất lượng giúp người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Để Chà Và hướng tới vùng nuôi trồng thủy sản bền vững
Sắp xếp các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và: Hướng tới vùng nuôi trồng thủy sản bền vững. Hình minh họa

GIẢM 50% MẬT ĐỘ NUÔI TRỒNG

Hiện nay trên khu vực sông Chà Và có 264 hộ và 11 DN NTTS với khoảng 8.000 lồng nuôi. Trong đó, số lồng bè nằm trong khu quy hoạch là 176 bè, còn 99 bè nằm ngoài quy hoạch, vi phạm hành lang cầu và luồng. Tổng số lồng trong khu vực lấn chiếm là 2.697, diện tích NTTS cũng vượt xa so với quy hoạch.

Tình trạng bè nuôi phát triển ồ ạt, vượt quá quy hoạch cả về số lồng lẫn diện tích mặt nước dẫn đến tình trạng khó kiểm soát. Mật độ nuôi dày đặc làm cản trở dòng chảy giữa các lồng nuôi, bè nuôi, nước lưu thông không tốt, dẫn tới việc gây ô nhiễm môi trường cục bộ diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại lớn cho các cơ sở NTTS.

Tại tiểu khu 4 có 76 hộ nuôi với 1.852 lồng, vượt 117,6% so với quy hoạch. Còn tại tiểu khu 8 có 50 hộ nuôi với 1.031 lồng, vượt 155% so với quy hoạch... Hiện Sở NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch phương án bố trí sắp xếp và di dời các cơ sở NTTS lồng bè vào khu quy hoạch. Theo đó, Sở sẽ phối hợp với UBND xã Long Sơn, Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch khu NTTS và sắp xếp lồng bè, tuyên truyền vận động toàn bộ các cơ sở NTTS lồng bè trên sông Chà Và cắt giảm 50% mật độ lồng nuôi. Với những bè có từ 10 lồng nuôi trở xuống sẽ không áp dụng quy định này.

Có hơn 10 năm nuôi cá, hàu trên sông Chà Và, ông Nguyễn Dũng cho biết: “Giảm mật độ nuôi, cá phát triển nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ cá chết do ô nhiễm môi trường nên sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế so với mật độ nuôi dày đặc như hiện nay. Tuy nhiên, mong muốn của chúng tôi là để công tác di dời thực hiện tốt, đúng tiến độ, đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ người nuôi trong quá trình di dời”.

nuôi cá ở sông chà và
Cho cá ăn tại bè cá của ông Nguyễn Dũng - một hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và. Ảnh: THANH NGA

SẼ CƯỠNG CHẾ NHỮNG CƠ SỞ KHÔNG CHỊU DI DỜI

Trong thời gian 2 tháng nếu cơ sở nào không thực hiện, TP.Vũng Tàu sẽ trình UBND tỉnh chủ trương cưỡng chế, đồng thời giải tỏa đăng đáy, chấm dứt tình trạng NTTS tự phát và thiếu kiểm soát.

Bà Trần Thị Thu Hường, Phó phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cho biết, theo quy hoạch NTTS trên sông Chà Và, xã Long Sơn (được phê duyệt tại Quyết định 167/QĐ-UBND, ban hành ngày 26-1-2015), tỉnh sẽ mở rộng diện tích hiện hữu tại các tiểu khu hiện có và 2 vị trí nuôi tập trung mới là khu NTTS lồng bè phía trái luồng sông Mỏ Nhát; khu NTTS lồng bè phía bên trái luồng sông Dinh (đoạn từ cầu Gò Găng đến cầu Cỏ May)… để bố trí cho các cơ sở nuôi, tập trung di dời về đây. Trong 2 thàng 6 và 7-2017, các cơ sở nuôi tự bố trí, di dời về  2 vị trí nuôi tập trung trên theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Nếu quá thời gian trên mà cơ sở chưa chịu di dời thì sẽ không được cấp giấy phép và buộc phải cưỡng chế tháo dỡ (bắt đầu từ tháng 9-2017); những cơ sở di dời sớm sẽ được ưu tiên bố trí sắp xếp trước.

Theo ông Bùi Đức Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn, sau khi thực hiện xong việc di dời, cắt giảm mật độ lồng, UBND xã sẽ vận động các hộ dân thành lập tổ tự quản, để mỗi thành viên của tổ tự quản lý, giám sát lẫn nhau, góp ý kiến và hỗ trợ cho nhau trong quá trình nuôi như: chọn con giống có nguồn gốc, xuất xứ, mua nguồn thức ăn uy tín và bảo vệ môi trường nuôi (không dùng hóa chất, cá chết không vứt xuống sông mà phải đưa lên bờ tiêu hủy). 

Báo Vũng Tàu
Đăng ngày 08/06/2017
Thanh Hoa
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:37 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:37 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 06:37 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 06:37 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 06:37 05/11/2024
Some text some message..