Chăm sóc cá giống trong mùa đông

Lưu giữ cá giống qua đông là biện pháp giúp chủ động về con giống, tạo điều kiện để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (2 - 3 vụ/năm), góp phần tăng năng suất và cải thiện đời sống cho người nuôi.

Chăm sóc cá giống trong mùa đông
Một trang trại sản xuấ cá giống ở Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Hàng năm, các tỉnh khu vực miền Bắc thường phải trải qua mùa đông khắc nghiệt; trở ngại này khiến hầu hết các trang trại không thể tiến hành sinh sản nhân tạo cá giống. Vì vậy, vào vụ cá đầu năm, người nuôi thường phải mua con giống từ miền Nam chuyển ra. Tuy nhiên, chất lượng cá giống không ổn định và chi phí tốn kém do vận chuyển, do đó, các hộ nuôi với quy mô lớn không thể chủ động kế hoạch sản xuất, lợi nhuận sau thu hoạch giảm đáng kể.

Hình thức nuôi

Nuôi trong bể: Đối với những cơ sở có hệ thống bể trong nhà thì nên nuôi cá qua đông trong hệ thống bể. Khi đó, bể nuôi cần đảm bảo các điều kiện như: nguồn nước tốt, có sục khí, có hệ thống nâng nhiệt để duy trì nhiệt độ nước trong bể > 20oC. Những trại cá, tôm giống có hệ thống nhiệt cần chuẩn bị tẩy dọn các bể ương. Vào thời điểm tháng 1, có thể chuyển cá hương, cá giống các loại (rô phi, tôm càng xanh, cá chim trắng) ương dưới ao lên, đưa vào bể nâng nhiệt giữ thủy sản ở nhiệt độ khoảng 22 - 25oC với mật độ dày và có sục ôxy. Sau 2 tháng, có thể đem cá giống ra nhân nuôi hoặc bán cho người nuôi thương phẩm.

Nuôi trong ao: Nên chọn ao nuôi ở những khu vực khuất gió Đông Bắc, có cây cối hoặc nhà, đồi, núi che chắn, ao có diện tích 500 - 2.000 m2, độ sâu khoảng 2,5 - 3 m. Trước mùa đông cần thu hoạch hết cá giống và cá thịt phân loại để lưu giữ qua đông. Sau khi thu hoạch, tiến hành cải tạo ao, tát cạn, vét bớt bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn sâu khoảng 15 - 20 cm. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng khoảng 7 - 10 kg/100 m2 ao. Gia cố lại bờ ao cho chắc chắn, không bị rò rỉ và kiểm tra lại các cống cấp thoát nước để kịp thời sửa chữa. Sau đó, cấp nước vào ao. Kiểm tra đầy đủ các yếu tố môi trường để phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của các đối tượng nuôi: pH > 7, ôxy hòa tan > 5 mg/l.  Để phòng chống rét cho cá, người nuôi có thể dùng rơm, rạ cuộn thành từng bó cho xuống các góc ao để cá có chỗ trú. Với ao nhỏ, có thể dùng nilon phủ trên ao, tạo thành ngôi nhà chống rét cho cá giống.

Trong các môi trường khác: Ngoài ra, một số cơ sở có các biện pháp khác như nuôi trong giếng, nuôi trong hầm…

Thả cá

Sau khi cải tạo ao xong, gây màu nước tạo nguồn thức ăn là động thực vật phù du đối với ao nuôi cá giống. Trước khi thả, cần phân loại để thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý.

Thả cá vào những ngày thời tiết nắng ấm. Với cá giống cỡ 100 - 300 con/kg, tiến hành thả với mật độ 30 con/m2.

Thức ăn

Có thể cho cá giống ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 18 - 22% hoặc thức ăn tự chế với thành phần bột cá 10% + bột đậu tương 20% + bột cám gạo 70%. Lượng thức ăn dao dộng 1 - 1,5% trọng lượng cá trong ao. Tuy nhiên, quá trình nuôi, cần quan sát tình hình bắt mồi của cá, điều kiện thời tiết... để có những điều chỉnh cho phù hợp. Cho cá ăn vào lúc thời tiết ấm, thời gian thích hợp khoảng 10 - 14 giờ. Thực hiện cho ăn đảm bảo theo nguyên tắc 4 định: chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm. Ngừng cho cá ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 18oC.

Quản lý, chăm sóc

Trong suốt quá trình nuôi, duy trì mực nước 1,5 - 2 m. Đảm bảo có nguồn nước bổ sung ổn định, chủ động, thuận lợi cho việc cấp thoát nước. Hạn chế và tốt nhất là tuyệt đối không đánh bắt vận chuyển cá để tránh xây xát tăng nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn.

Thường xuyên bổ sung premix, Vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng để cá có đủ sức chống chịu rét.

Khi cần cấp nước thêm cho ao cá, người nuôi lưu ý đặt ống cấp nước vào góc ao để tránh xáo trộn tầng nước, ảnh hưởng đến cá giống.

Trong thời gian nuôi, thực hiện phòng bệnh cho cá 1 tháng/lần bằng các loại thuốc phòng theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì. Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi.

Những ngày rét hại nếu có điều kiện, nên giữ cá giống trong các ao có độ sâu 3 m hoặc tạo các hố nước sâu 3m trong ao bằng khoảng 20% diện tích ao.

Bên cạnh đó, người nuôi cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, đảm bảo phù hợp với sự tồn tại và phát triển của các đối tượng nuôi.

Nhiệt độ thấp trong mùa đông cũng là nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trên cá giống. Vì vậy, quá trình nuôi, cần định kỳ bón vôi bột khử trùng cho ao với liều lượng 1 kg/100 m3 để duy trì chất lượng nước, tiêu diệt và kìm hãm vi khuẩn gây bệnh.

TSVN
Đăng ngày 14/12/2018
Thái Thuận
Kỹ thuật

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Thú mỏ vịt chính là loài động vật khiến các nhà khoa học cũng phải bối rối

Thú mỏ vịt (Platypus) từ lâu đã trở thành một chủ đề khiến các nhà khoa học phải trầm trồ và bối rối. Đây là một loài động vật với những đặc điểm kết hợp từ nhiều nhóm sinh vật khác nhau, tạo nên một nghịch lý độc đáo trong giới động vật.

Thú mỏ vịt
• 09:42 14/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 09:42 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 09:42 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:42 14/01/2025
Some text some message..