Sinh vật kỳ lạ này có tên là Larvaceans sống cách mặt nước khoảng vài trăm mét. Bằng cách hấp thụ, xử lí tất cả các chất dinh dưỡng trôi nổi trên bề mặt đại dương, Larvaceans đã giúp duy trì cuộc sống của các sinh vật ở tầng đáy.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Science Advances, những sinh vật nhỏ bé là hải súc, động vật có tủy sống sơ khai nhưng không có xương sống thực gồm phần đầu có hình dáng giống nòng nọc và phần đuôi như là một xúc-tua với lớp dịch nhầy.
Chúng có khả năng lọc nước vô cùng ấn tượng. Trong 1 giờ, chúng có thể lọc sạch gần 19 lít nước như loại nước chúng ta hay sử dụng hàng ngày. Những larvaceans khổng lồ có thể lọc toàn bộ nước xung quanh chúng trong Vịnh Monterey (Mỹ) trong vòng 500 ngày. Nếu toàn bộ cá thể cùng làm việc một lúc với năng suất đều đặn, lượng nước tương tự sẽ được lọc sạch chỉ trong vỏn vẹn 13 ngày. Và thông qua năng lực này, các thức ăn đi theo luồng nước cũng sẽ được thanh lọc để di chuyển giữa các tầng của đại dương.
Để hiểu chính xác cơ chế hoạt động của chúng, các nhà khoa học tại Học viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey đã trang bị một chiếc xe điều khiển từ xa với bộ chiếu sáng lazer nhằm dõi theo chi tiết hành trình xử lý các mẫu thức ăn khi chúng bơm nước vào miệng thông qua xúc-tua chứa đầy dịch nhầy. Mọi thông tin từ chiếc máy quay video trên chiếc xe đã được các nhà khoa học ghi chép lại và công bố kết quả trên tạp chí Science Advances trong thời gian gần đây.
Theo đó, sau khi lọc thức ăn theo nguồn nước hấp thụ, phần đầu của Larvaceans sẽ "nhả" trở lại bề mặt đại dương những chất dinh dưỡng chúng không cần. Cơ thể Larvacean tiếp tục xử lý chất dinh dưỡng và tạo ra một màng nhầy để mang theo thức ăn. Và khi lớp màng nhầy này quá nặng, phần màng nhầy này kèm theo một số chất dinh dưỡng sẽ được "nhả" xuống đáy đại dương. Cứ như thế, phần "chất thải" này sẽ nuôi sống hệ sinh thái dưới đáy đại dương.
Larvaceans được xem như một hệ thống tiêu hóa khổng lồ ki diệu của đại dương, tái sử dụng và vận chuyện hiệu quả toàn bộ chất dinh dưỡng mà không hề lãng phí. Và với tình trạng thức ăn khan hiếm ở các tầng đáy, sự tồn tại quan trọng của chúng là không thể bàn cãi.